Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Bệnh tay chân miệng là bệnh lý thường gặp đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh được đặc trưng bởi các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau họng, nổi bọng nước ở tay, chân và miệng. Do bệnh thường xảy ra đặc biệt ở trẻ nhỏ nên làm dấy lên câu hỏi liệu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Phân độ tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh phát ban do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Nhóm virus này bao gồm virus bại liệt, virus coxsackie, virus echo và virus đường ruột.
Bệnh tay chân miệng đuoặc chia thành 4 phân độ như sau:1
Phân độ | Dấu hiệu | |
Độ 1 | Chi loét và/hoặc tổn thương da | |
Độ 2a | Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám.
Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39°C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. |
|
Độ 2b | Nhóm 1 | Giật mình ghi nhận lúc khám.
Bệnh sử có giật mình nhiều hơn hoặc bằng 2 lần mỗi 30 phút. Bệnh sử có giật mình kèm theo một dâu hiệu sau:
|
Nhóm 2 | Sốt cao hơn hoặc bằng 39,5°C (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Mạch nhanh hơn 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. Rung giật nhãn cầu, lác mắt. Yếu chi hoặc liệt chi. Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói,… |
|
Độ 3 | Mạch nhanh hơn 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
Một số trường hớp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng). Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. HA tâm thu tăng: Trẻ dưới 12 tháng HA > 100 mmHg. Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng HA > 110 mmHg. Trẻ từ 24 tháng HA > 115 mmHg. Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, khò khè, thở rít thì hít vào. Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm). Tăng trương lực cơ. |
|
Độ 4 | Sốc.
Tím tái, SpO2 < 92%. Ngưng thở, thở nấc. |
Tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng thường là không nghiêm trọng.2 Nó thường chỉ gây sốt và các triệu chứng nhẹ trong vài ngày. Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên vẫn có trường hợp tử vong liên quan đến Enterovirus 71 được phát hiện là 1,7% trong một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp.3
Bệnh thường bắt đầu với sốt, kén ăn, cảm giác không khỏe và đau họng. Một hoặc 2 ngày sau bắt đầu sốt, các vết loét đau thường phát triển trong miệng và có thể xuất hiện phát ban trên da.
Phát ban thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc vùng sinh dục.4
Một số biến chứng có thể xuất hiện khi bị tay chân miệng như:3 5
- Biến chứng phổ biến nhất là mất nước. Bệnh có thể gây lở loét ở miệng và cổ họng, gây đau khi nuốt.
- Viêm màng não: Đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống hiếm gặp.
- Viêm não: Căn nguyên của bệnh nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Biến chứng viêm não thì hiếm gặp.
- Bên cạnh đó, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tụy và phù phổi cũng như viêm thanh mạc liên quan đến các cơ quan khác vẫn có thể xảy ra nếu bị tai mũi họng.
Khi nào cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế?
Bệnh tay chân miệng thường nhẹ, chỉ thường gây sốt và các triệu chứng nhẹ :trong vài ngày. Nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế nếu:5
- Con bạn không thể uống bình thường và bạn lo lắng rằng con bạn có thể bị mất nước.
- Con bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày.
- Con bạn bị suy giảm hệ thống miễn dịch (khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể).
- Các triệu chứng nghiêm trọng.
- Con bạn còn rất nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Một vài biện pháp phòng ngừa tay chân miệng được sử dụng như: 6
- Rửa tay thường xuyên. Rửa tay ít nhất 20 giây. Nên rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn và sau khi hắt hơi. Bên cạnh đó, nếu không có xà phòng và nước, sử dụng chất khử trùng tay.
- Nên vệ sinh tốt. Nên rửa tay thường xuyên.
- Khử trùng các khu vực chung. Làm sạch các bề mặt, khu vực có nhiều người qua lại trước bằng xà phòng và nước. Sau đó, nên làm sạch bằng dung dịch thuốc tẩy clo pha loãng.
- Tránh tiếp xúc gần như ôm, hôn hoặc dùng chung các dụng cụ ăn uống hoặc cố với người mắc bệnh. Do bệnh rất dễ lây lan nên người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang có triệu chứng.
Hy vọng thông qua bài này chúng ta đã hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng, các phân độ của bệnh, đã giải đáp được câu hỏi liệu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bên cạnh đó, chúng ta sẽ được biết rõ hơn về các cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Quyết định Bộ Y Tế - Điều trị tay chân miệnghttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/06/2554_QD-BYT_DIEU-TRI-TAY-CHAN-MIENG.pdf
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
Search Menu Navigation Menu Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD)https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/complications.html
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
Hand, Foot, and Mouth Diseasehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431082/
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
HAND, FOOT, AND MOUTH DISEASEhttps://www.vdh.virginia.gov/epidemiology/epidemiology-fact-sheets/hand-foot-and-mouth-disease/
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
Hand-foot-and-mouth diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD)https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html
Ngày tham khảo: 22/06/2023
-
Hand-foot-and-mouth diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
Ngày tham khảo: 22/06/2023