Nguyên nhân đau bụng dưới bạn không nên bỏ qua
Nội dung bài viết
Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp nên người bệnh chủ quan mà bỏ qua. Tuy nhiên tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Nguyên nhân đau bụng dưới rất phức tạp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong bài viết sau đây, ThS.BS. Trần Quốc Phong sẽ chia sẻ những nguyên nhân đau bụng dưới.
Đau bụng dưới là gì?
Đau bụng dưới thường liên quan đến bệnh của đường tiêu hóa. Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện vấn đề ở phúc mạc, da, mạch máu, đường tiết niệu.
Chạm vào vị trí bụng này có thể căng cứng, đau hoặc mềm. Đau bụng dưới có thể cực kỳ khó chịu và kèm theo cảm giác lo lắng nghiêm trọng.
Nguyên nhân đau bụng dưới
Đau bụng dưới được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý hoặc bệnh lý. Một số nguyên nhân có thể kể đến:
Viêm ruột thừa1
- Ruột thừa có hình ống dài từ 5 – 7 cm, thường nằm ở hố chậu phải (phía bụng dưới bên phải).
- Bắt đầu đau ở vùng rốn, sau đó di chuyển xuống phía dưới bên phải. Cảm giác đau nhói, tăng dần, nôn và sốt.
- Viêm ruột thừa cần phẫu thuật cắt bỏ, nếu không sẽ lây lan và gây nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa
Hội chứng ruột kích thích (IBS)2
- Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài do thay đổi chế độ ăn đột ngột hay bị stress.
- Vị trí đau: thường ở vùng bụng dưới hay cả bụng.
- Biểu hiện là cơn đau bụng kèm theo đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…
Đau bụng kinh3
- Đây là tình trạng phổ biến ở chị em phụ nữ khi đến kỳ. Đến thời kỳ rụng trứng, buồng trứng rụng một quả kèm theo một số chất khác gây kích ứng niêm mạc bụng gây đau bụng dưới rốn.
- Cơn đau dai dẳng, âm ỉ hoặc dữ dội tùy cơ địa của từng cá nhân.
Xem thêm: Có thể giảm đau bụng kinh bằng thuốc?
Hội chứng tiền kinh nguyệt3
- Khi đến độ tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone ở nữ để chuẩn bị cho kỳ kinh đầu tiên sẽ gây các cơn đau vùng bụng dưới. Bên cạnh đó còn tình trạng mọc mụn trứng cá, nhức đầu, tính khí thất thường,…
- Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường ở nữ giới. Tập thể dục, bổ sưng đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Xem thêm: Mụn trứng cá: Nên sử dụng loại thuốc nào để loại bỏ?
Thai ngoài tử cung3
- Nguyên nhân đau bụng dưới có thể do có thai ngoài tử cung ở phụ nữ.
- Dấu hiệu: Đau mạnh vùng chậu, chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt kèm trễ kinh.
- Hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Xem thêm: Thai ngoài tử cung: Chẩn đoán, điều trị và những lời khuyên của bác sĩ
U nang buồng trứng3
- U nang buồng trứng thường vô hại, tuy nhiên nếu u to lên chèn ép vùng xung quanh, gây đau vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, tăng cân.
- Phụ nữ nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm để phát hiện và kịp thời xử lý.
U xơ tử cung3
- U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người cảm thấy đau vùng bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay khi quan hệ, khó khăn trong việc mang thai.
- Chị em nên phẫu thuật loại bỏ u xơ để không gây biến chứng nguy hiểm về sau.3
Nhiễm trùng tiểu3
- Nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bao gồm: niệu quản, bàng quang và thận bởi sự tấn công của vi trùng. Tỉ lệ nhiễm trùng tiểu ở nữ cao hơn nam giới.
- Nhiễm trùng tiểu gây đau bụng, tiểu đau, tiểu rát và cảm giác mót tiểu. Nếu chữa trị không kịp thời sẽ gây viêm thận, viêm bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vậy nên cần chú ý các dấu hiệu như sốt, buồn nôn và đau ở một bên ở vùng lưng dưới để đi khám và điều trị sớm.
Sỏi thận3
- Sự kết tinh của muối và khoáng chất có trong nước tiểu tạo những viên sỏi nhỏ, to. Trên đường di chuyển của nước tiểu, sỏi có thể bị kẹt lại.
- Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau quặn dữ dội ở bụng, nước tiểu chuyển sang màu hồng hay đỏ. Khi cử động hay thay đổi tư thế xuất hiện cơn đau thắt vùng eo, có thể kèm theo rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn.
Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sỏi thận
Bệnh lây truyền qua đường tình dục3
- Chlamydia và bệnh lậu là hai căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Người bệnh đau buốt vùng chậu, tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường.
- Hãy gặp bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây cho bạn tình.
Xem thêm: Những bệnh có thể lây qua đường tình dục
Đau khi quan hệ tình dục3
- Nguyên nhân đau bụng dưới này có thể do nhiễm khuẩn âm đạo, âm đạo khô,…
- Đau liên tục hay âm ỉ.
Triệu chứng đau bụng dưới
Triệu chứng đau bụng dưới do nguyên nhân liên quan đến đường tiêu hóa:1
- Bụng căng tức.
- Đầy hơi.
- Phân có máu.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Khó tiêu.
- Buồn nôn nhưng không nôn.
Những dấu hiệu khác xuất hiện toàn thân cùng đau bụng dưới:1
- Sốt.
- Nhức nhối.
- Co thắt cơ.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Tiểu đau, tiểu rát.
Trong một số trường hợp, đau bụng dưới có thể gây triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, cần được đánh giá khẩn cấp:1
- Chảy máu khi mang thai.
- Mất ý thức, bất tỉnh hoặc không phản ứng.
- Sốt cao.
- Tăng nhịp tim.
- Nôn ra máu.
- Chảy máu trực tràng hoặc phân có máu.
Điều trị đau bụng dưới
Đau bụng dưới xuất hiện kèm theo các triệu chứng trên, có thể là báo hiệu bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn nên đến bệnh viện để để kiểm tra. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị dựa trên tình trạng của bạn.
Còn nếu bạn đau bụng sinh lý bình thường, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Uống một cốc nước ấm, có thể pha với gừng tươi để tăng hiệu quả.
- Sử dụng túi chườm nóng, có thể thay thế bằng khăn hay chai thủy tinh.
- Mát – xa nhẹ nhàng vùng bụng.
- Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống khoa học, vận động, nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân đau bụng dưới bạn nên biết. Mong hỗ trợ bạn đọc hiểu hơn về bệnh và có phương pháp hợp lý trong điều trị và dự phòng bệnh.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Lower Abdominal Painhttps://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/lower-abdominal-pain
Ngày tham khảo: 06/12/2021
-
What’s Causing Your Lower Abdominal Pain?https://health.clevelandclinic.org/whats-causing-your-lower-abdominal-pain/
Ngày tham khảo: 06/12/2021
-
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ không thể bỏ quahttps://suckhoedoisong.vn/cac-nguyen-nhan-gay-dau-bung-duoi-o-phu-nu-khong-the-bo-qua-169177408.htm
Ngày tham khảo: 06/12/2021