Người bệnh sốt virus nên ăn gì và kiêng gì?
Nội dung bài viết
Sốt virus (sốt siêu vi) là bệnh theo mùa. Cơ thể dễ bị virus tấn công trong thời điểm hệ miễn dịch suy yếu gây sốt. Vậy người sốt virus nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh nhé!
Người bệnh sốt virus nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Thực phẩm nên dùng
Trong giai đoạn bị sốt virus (sốt siêu vi), cơ thể người bệnh mệt mỏi. Do đó, để cơ thể nhanh hồi phục, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết. Một số thực phẩm giúp cải thiện miễn dịch ở người bệnh sốt siêu vi có thể kể đến như:
- Súp. Các loại súp, trong đó có súp gà cung cấp nguồn protein dồi dào để cơ thể hồi phục. Súp lỏng, dễ nuốt cung cấp nguồn điện giải cho cơ thể. Các loại thịt như thịt gà cũng là nguồn kẽm cho hệ miễn dịch.1
- Sữa chua. Sữa chua cung cấp probiotic có khả năng giảm viêm nhiễm, nhất là trong các vấn đề về nhiễm virus như sốt siêu vi.2 Một số nghiên cứu còn cho thấy probiotic còn có thể giảm tỷ lệ, thời gian, độ nghiêm trọng của bệnh cảm.3 4 Ngoài ra, trong sữa chua còn có những nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen,… có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.5 6 7
- Nước hầm dinh dưỡng từ gà, từ bò hay từ các loại rau củ giúp cơ thể nhanh chóng hấp thu dưỡng chất. Không những thế, nước hầm dinh dưỡng ngăn ngừa cơ thể mất nước, có thể giúp làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi.
- Yến mạch. Thực phẩm này có thể chống oxy hóa, chống viêm, chữa lành vết thương, điều hòa miễn dịch,…8 Các tác dụng này có thể giúp người bệnh sốt siêu vi tương cường miễn dịch, hỗ trợ mau khỏi bệnh. Mặt khác, cháo nấu từ yến mạch là thực phẩm ấm nóng, giúp bồi bổ cơ thể nhẹ nhàng, giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu.
- Thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C là một chất chống oxy hóa hiệu quả và có hoạt tính chống virus.9 Nhiều loại rau củ tốt cho thời gian này như cam, ổi, bông cải xanh,….
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cơ thể trong giai đoạn này, một số gia vị có thể bổ sung vào chế độ ăn. Một số gia vị có tính chống viêm, giảm nghẹt mũi, giảm triệu chứng khó chịu. Ví dụ, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và giảm các triệu chứng nặng.10 Gừng và nghệ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Ớt có thể giúp thông xoang mũi và giảm tích tụ nhầy mũi,…
Thực phẩm nên kiêng
Trong giai đoạn cơ thể nhạy cảm chống lại sự tấn công của virus, và dễ bị mất nước một số thực phẩm nên tránh như:
- Rượu, bia, đồ uống chứa cồn. Cồn làm giảm hệ thống miễn dịch và có thể gây tình trạng mất nước cho cơ thể.11
- Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo. Các thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khó tiêu hóa, gây khó chịu cho cơ thể. Đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh cần tránh như đồ chiên rán, pizza và các thức ăn nhanh khác.
- Thực phẩm chứa nhiều đường. Đường trong một số thực phẩm như kẹo, nước ngọt hay một số nước ép trái cây có thể kéo dài tính trạng tiêu chảy, làm cơ thể mệt mỏi.
- Sữa, đa số sữa chứa đường lactose, có thể gây các vấn để về tiêu hóa cho người bệnh.
- Thức ăn đóng hộp. Hầu hết thức ăn đóng hộp không còn nhiều dưỡng chất. Sử dụng thực phẩm tươi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
Người bệnh sốt siêu vi nên làm gì để mau khỏi bệnh?
Những hoạt động cần làm
Khi bị sốt siêu vi, người bệnh cần có hệ miễn dịch tốt để chống lại virus xâm nhập và nhanh chóng hồi phục, do đó nên:
- Nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
- Uống nhiều nước để giữ nước và bổ sung nước khi bị ra mồ hôi.
- Hạ nhiệt cơ thể bằng cách lau người với nước ấm.
Những hoạt động nên kiêng
- Cơ thể nhiễm virus cần thời gian để hồi phục do đó nên tránh làm việc nặng hay vận động mạnh.
- Tất cả các virus đều có thể lây nhiễm. Do đó, cần giữ vệ sinh, hạn chế đến nơi đông người và sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Rửa tay sau khi hắt hơi, sau khi đi vệ sinh để tránh lây virus ra xung quanh.
- Cần kiêng các thực phẩm như chất kích thích, chất có cồn có thể gây tăng tình trạng mất nước hay các thức ăn nhanh, thức ăn khó tiêu hóa gây mệt mỏi cho cơ thể.
- Ngoài ra, tránh uống nước lạnh hay tắm nước lạnh. Khi bạn bị sốt virus, cơ thể ốm yếu và dễ bị tấn công. Tắm nước lạnh giúp tăng khả năng xâm nhập của virus làm bạn bị ốm lâu hơn.
Trên đây là một số thông tin về “Sốt virus nên ăn gì và kiêng gì?”. Sốt virus là căn bệnh theo mùa, thường có thể tự chăm sóc tại nhà. Chú ý theo dõi nhiệt độ người bệnh tránh sốt cao kéo dài (trên 40°C) và có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn; bồi bổ cơ thể và nghỉ ngơi thật tốt để nhanh chóng hồi phục.
Câu hỏi thường gặp
Sốt siêu vi có tắm được không?
Sốt siêu vi, bạn nên tắm để giữ vệ sinh và tránh lây lan virus. Tuy nhiên, không nên tắm quá lâu, cũng như không tắm bằng nước lạnh.
Người mắc sốt siêu vi nên tắm nước ấm và không quá 15 phút để giữ vệ sinh cá nhân và tạo cảm giác thoải mái trong thời gian nhiễm bệnh.
Sốt siêu vi có thể ra gió không?
Sốt virus là bệnh có thể lây và khó hồi phục khi cơ thể không nghỉ ngơi đầy đủ. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế ra gió để tránh lây nhiễm virus trong không khí và nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sức khỏe, chống lại virus. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần sinh hoạt trong phòng thoáng khí, đầy đủ ánh sáng mặt trời, không hầm bí.
Sốt siêu vi có xông được không?
Xông là một trong những biện pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền. Theo lý luận của Y học cổ truyền, trường hợp sốt không ra mồ hôi tuyệt đối không xông. Trường hợp sốt có mồ hôi, có thể xông. Tuy nhiên, xông thời gian quá lâu có thể gây tình trạng mất nước cho cơ thể. Do đó, thận trọng khi lựa chọn xông và không xông quá lâu (tối đa 15 phút và không quá 1 lần trong ngày), tránh xông toàn thân, xông trực tiếp vào người để tránh cơ thể bị mất nước.12
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
The Value in Verifying Medical Folklorehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6664349/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Modulatory Effects of Probiotics During Pathogenic Infections With Emphasis on Immune Regulationhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8060567/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Prospective study of probiotic supplementation results in immune stimulation and improvement of upper respiratory infection ratehttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405805X18300036
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Probiotic supplementation reduces the duration and incidence of infections but not severity in elite rugby union playershttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24045086/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Magnesium and Vitamin D Deficiency as a Potential Cause of Immune Dysfunction, Cytokine Storm and Disseminated Intravascular Coagulation in covid-19 patientshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7861592/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Zinchttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK547698/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Selenium–Fascinating Microelement, Properties and Sources in Foodhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6480557/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Avena sativa (Oat), A Potential Neutraceutical and Therapeutic Agent: An Overviewhttps://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10408398.2010.526725
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
High Dose Intraveneous Vitamin C and Chikungunya Fever: A Case Reporthttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4335641/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Garlic Organosulfur Compounds Reduce Inflammation and Oxidative Stress during Dengue Virus Infectionhttps://www.mdpi.com/1999-4915/9/7/159
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Alcohol and the Immune Systemhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4590612/
Ngày tham khảo: 25/03/2023
-
Người bệnh COVID-19 có nên xông hơi?https://covid19.gov.vn/nguoi-benh-covid-19-co-nen-xong-hoi-17122022313211734.htm
Ngày tham khảo: 25/03/2023