YouMed

Thuốc dễ ngủ và cách sử dụng có lợi cho sức khỏe

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Có nhiều người tìm đến thuốc dễ ngủ như một phương pháp cải thiện vấn đề mất ngủ. Thuốc ngủ có thể giúp bạn điều trị những rối loạn này trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu đủ và đúng về thuốc dễ ngủ bao gồm công dụng và tác dụng phụ của chúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ càng hơn về loại thuốc này. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu ngay nhé!

Thuốc dễ ngủ là loại thuốc gì?

Thuốc dễ ngủ còn được gọi là “thuốc an thần”. Các nghiên cứu cho thấy thuốc dễ ngủ không giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, chúng sẽ hỗ trợ bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn từ 8 đến 20 phút so với khi không dùng thuốc. Khi sử dụng thuốc, bạn có thể ngủ thêm trung bình 35 phút. Do vậy, thuốc dễ ngủ có thể giúp bạn đi ngủ dễ dàng trong thời gian ngắn.1

Người bị mất ngủ cần được bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng trước khi được chỉ định dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao
Người bị mất ngủ cần được bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng trước khi được chỉ định dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao

Những người bị mất ngủ cần được bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng trước khi được chỉ định dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao. Có nhiều nhóm thuốc giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Để dễ hiểu, thuốc dễ ngủ có thể gồm những thuốc không kê đơn và những thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

Mặt khác, đối với người trên 65 tuổi, các chuyên gia y tế khuyến nghị nên tránh tất cả các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ. So với người trẻ tuổi, người lớn tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe hơn khi dùng, bao gồm cả những thuốc không kê đơn.2

Vì thế, trước khi sử dụng thuốc bạn cần được thăm khám kỹ lưỡng. Việc nhận sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân gây vấn đề về giấc ngủ. Những lý do gây mất ngủ mà bạn có thể gặp là trầm cảm, hay căng thẳng trong cuộc sống.1 Việc tìm ra lý do mất ngủ có thể giảm thiểu việc dùng thuốc cùng những nguy cơ không mong muốn.

Một số thuốc dễ ngủ phổ biến

Thuốc dễ ngủ không kê đơn

Đây là những loại thuốc có thể mua dễ dàng tại cửa hàng. Nhóm thuốc này bao gồm: thuốc kháng histamin, melatonin. Trong đó, melatonin là một loại hormone thúc đẩy bạn đi vào giấc ngủ tự nhiên và không gây nghiện.1 2 Melatonin cần được dùng đúng thời điểm trong ngày với liều dùng thích hợp.

Thuốc dễ ngủ kê đơn

Những thuốc dễ ngủ kê đơn có công dụng mạnh hơn hơn thuốc không kê đơn. Do đó, chúng cần chỉ định của bác sĩ bao gồm:

  • Nhóm thuốc benzodiazepine. Đây là nhóm thuốc thế hệ cũ giúp an thần dễ đi vào giấc ngủ. Những thuốc có trên hiện trường này có thể là: ativan, librium, valium, xanax,… Những loại thuốc này có tác dụng đi vào giấc ngủ trong thời gian ngắn. Đáng lưu ý rằng bạn dễ bị lệ thuộc vào nhóm thuốc.2 Đồng thời, chúng ảnh hưởng đến trí nhớ và sự chú ý. Do vậy, chúng ít khi được dùng trong điều trị giấc ngủ.
  • Barbiturat. Nhóm thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương và gây ngủ. Ngoài ra, do tác động lên hệ thần kinh, chúng được sử dụng làm thuốc gây mê. Việc sử dụng quá liều có thể gây tử vong. Do đó, việc sử dụng nhóm thuốc này cần hết sức thận trọng.
  • Nhóm thuốc an thần thế hệ mới bao gồm ambien (zolpidem) và lunesta (eszopiclone). Nhóm thuốc này có cơ chế tương tự nhóm benzodiazepin nhưng ít gây lệ thuộc hơn.
Thuốc Eszopiclone được chỉ định sau khi thăm khám
Thuốc Eszopiclone được chỉ định sau khi thăm khám

Tác dụng phụ của thuốc dễ ngủ

Bên cạnh việc hỗ trợ giấc ngủ, những nhóm thuốc này cũng có thể đem đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi sử dụng thuốc dễ ngủ bạn cần những tác dụng phụ thường gặp sau đây:1

Cần hết sức lưu ý bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào. Bạn cần thông báo với bác sĩ để có thể ngừng thuốc ngay lập tức.

Xem thêm: Các tác dụng phụ của thuốc ngủ bạn cần biết

Những phương pháp thay thế thuốc dễ ngủ

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể cân nhắc những phương pháp khác hỗ trợ giấc ngủ như:

Trà hoa cúc

Hoa cúc được biết như là loại thảo mộc được sử dụng trong điều trị mất ngủ. Hoa cúc được FDA công nhận là an toàn và không có tác dụng phụ.3 Lưu ý, bạn không nên sử dụng hoa cúc nếu bị dị ứng hoặc nhạy cảm với chúng.

Trà hoa cúc được sử dụng thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh hơn mà ít an toàn, ít gây tác dụng phụ
Trà hoa cúc được sử dụng thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh hơn mà ít an toàn, ít gây tác dụng phụ

Bài tập thể dục giúp dễ ngủ

Tập thể dục thường xuyên giúp tạo giấc ngủ sâu hơn ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, bài tập vận động dễ ngủ có thể cải thiện giấc ngủ ở người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra động tác thái cực quyền mức độ nhẹ đến trung bình và bài tập yoga giúp người lớn tuổi đi vào giấc ngủ. Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng không nên tập thể dục trước khi ngủ ít nhất 3 đến 4 giờ.3

Châm cứu

Châm cứu được dùng điều trị mất ngủ trong y học cổ truyền Trung Quốc. Phương pháp này là đưa kim châm vào những huyệt đạo trên da. Kim có thể kết hợp với kích thích điện hoặc nhiệt. Kết quả lâm sàng cho thấy dùng này, chất lượng giấc ngủ ở những người bị mất ngủ được cải thiện rõ rệt.3

Xem thêm: Bác sĩ mách bạn 9 cách dễ ngủ cực hiệu quả

Thuốc dễ ngủ ngày nay rất được quan tâm khi chứng mất ngủ ngày càng phổ biến. Công dụng nổi bật của chúng là giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc gây lệ thuộc thuốc, suy giảm trí nhớ và có thể gây những dấu hiệu bất thường khác. Do đó, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn có thể thử những phương pháp thay thế để xúc tác cho giấc ngủ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sleeping Pillshttps://my.clevelandclinic.org/health/drugs/15308-sleeping-pills

    Ngày tham khảo: 12/02/2022

  2. Understanding the Side Effects of Sleeping Pillshttps://www.webmd.com/sleep-disorders/understanding-the-side-effects-of-sleeping-pills 

    Ngày tham khảo: 12/02/2022

  3. Alternative Treatments for Insomniahttps://www.webmd.com/sleep-disorders/alternative-treatments-for-insomnia 

    Ngày tham khảo: 12/02/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người