YouMed

Trẻ ăn quá nhiều, phải làm sao?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Trong khi nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì sợ trẻ bị suy dinh dưỡng, một số khác lại gặp rắc rối với chứng cuồng ăn ở trẻ. Đôi khi, trẻ ăn quá nhiều khiến cha mẹ nghĩ trẻ hoàn toàn bình thường vì đang trong độ tuổi tăng trưởng. Chính vì thế mà có thể bỏ sót đến nguyên nhân bệnh lí mà trẻ gặp phải.

1. Chứng cuồng ăn là gì?

Chứng cuồng ăn là một rối loạn liên quan đến ăn uống. Điều này khiến con bạn ăn một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn mà không thể dừng lại. Lượng thức ăn nhiều hơn đa số trẻ cùng trang lứa khi ăn cùng một lúc với trẻ. Sau đó, con bạn có thể loại bỏ những gì trẻ đã ăn bằng cách tự nôn hoặc dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo. 

Hầu hết những trẻ bị chứng cuồng ăn đều có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, trẻ lại cảm thấy không thể kiểm soát việc ăn uống. Con bạn có thể thay đổi qua lại giữa chứng chán ăn và chứng cuồng ăn. Trẻ chán ăn đến mức ăn càng ít càng tốt vì rất sợ bị béo phì.

Mặc dù rối loạn ăn uống này có thể ảnh hưởng đến bé trai, phần lớn trẻ bị chứng cuồng ăn là bé gái.

2. Tại sao trẻ ăn quá nhiều?

Nguyên nhân chính xác của tình trạng ăn quá nhiều hiện vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng. Một số nghiên cứu cho biết nó có thể liên quan đến các chất giúp điều chỉnh hành vi ăn uống trong não trẻ.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng trẻ bị chứng cuồng ăn bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình mắc chứng cuồng ăn hoặc những rối loạn ăn uống khác.
  • Có tiền sử gia đình béo phì.
  • Có tiền sử gia đình hoặc bản thân trẻ về rối loạn tâm lí.
  • Có tiền sử lạm dụng thể chất hoặc tình dục.

3. Các triệu chứng nào nghĩ đến chứng cuồng ăn?

Ngoài việc ăn quá nhiều và lạm dụng thuốc nhuận tràng, trẻ có thể có các dấu hiệu khác như:

  • Thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc nhịn ăn trong thời gian dài giữa các lần ăn uống quá nhiều.
  • Ăn uống theo nguyên tắc của riêng trẻ như không bao giờ ăn trước mặt người khác.
  • Tập thể dục rất nhiều sau khi ăn.
  • Cảm thấy yếu đuối, chán nản hoặc mặc cảm sau khi ăn quá nhiều.
  • Hay bị ợ nóng, đau họng, đau răng, răng sâu do axit dạ dày gây ra vì trẻ nôn quá nhiều.
  • Có vết trầy xước hoặc vết sẹo ở mu bàn tay của con bạn do trẻ tự cắn ngón tay với mục đích kích thích trẻ phải nôn.
  • Không ngừng suy nghĩ về việc trẻ cần phải gầy hơn.

4. Trẻ cần được điều trị như thế nào?

Chứng cuồng ăn không tự biến mất hoặc tự cải thiện nếu không điểu trị. Trẻ sẽ được hướng dẫn thói quen ăn uống lành mạnh. Con bạn có thể cần trị liệu về tâm lí để giúp thay đổi suy nghĩ của trẻ về bản thân và việc ăn uống. Liệu pháp nhận thức hành vi là một cách giúp con bạn nhận biết và thay đổi quan điểm của trẻ về bản thân và mọi thứ xung quanh.

Liệu pháp nhận thức hành vi ở trẻ em.
Liệu pháp nhận thức hành vi ở trẻ em.

Liệu pháp này có thể giúp con bạn nhận ra được những suy nghĩ không lành mạnh. 

Bác sĩ có thể kê toa thuốc để hỗ trợ trẻ trong việc giảm những suy nghĩ liên tục về thức ăn. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần nhập viện để theo dõi vì nguy cơ đe dọa tính mạng. Nếu trẻ nôn hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên có thể gây mất cân bằng các chất trong cơ thể trẻ.

Khi trẻ căng thẳng nhiều có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Nếu trẻ được điều trị càng sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh càng cao.

5. Làm thế nào để phòng ngừa việc trẻ ăn quá nhiều?

5.1 Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Khuyến khích con bạn nói về bất cứ điều gì trẻ muốn chia sẻ. Hãy là một người bạn thực sự muốn lắng nghe những gì trẻ nói. Nếu trẻ đuổi bạn ra ngoài, đừng vội bỏ đi. Hãy để con bạn biết rằng bạn luôn ở đó, sẵn sàng cho bất cứ lúc nào trẻ cần bạn giúp đỡ. 

Đừng la mắng về cân nặng hoặc trêu chọc vóc dáng của con bạn. Thay vào đó, hãy khen ngợi con bạn về những nỗ lực của trẻ. 

Chia sẻ với trẻ về những vấn đề trẻ đang gặp phải.
Chia sẻ với trẻ về những vấn đề trẻ đang gặp phải.

Giúp con bạn học cách kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn như đọc sách, xem phim…

Dành cho trẻ sự quan tâm về các hoạt động sinh hoạt và thói quen ăn uống hằng ngày. Đảm bảo trẻ được ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày. Hãy dạy trẻ tránh xa các chất kích thích như rượu, cafein, chất gây nghiện, thuốc ngủ và thuốc lá. Kiểm tra các loại thuốc mà trẻ đang dùng liệu có an toàn và phù hợp.

Liên hệ với Bác sĩ nếu các triệu chứng của con bạn dường như trở nên tồi tệ hơn.

Khuyên nhủ con bạn nếu trẻ cảm thấy muốn tự tử hoặc đã làm bất cứ điều gì gây tổn thương chính mình. Khám Bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có ý định tự tử hoặc làm hại người khác hay chính mình.

5.2 Kiểm soát vấn đề ăn uống

Tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể biết về chứng cuồng ăn. Khuyên con bạn tránh các chương trình ti vi, phim ảnh, tạp chí hoặc trang web nhấn mạnh đến giảm cân thay vì làm sao để khỏe mạnh. 

Nhắc nhở con bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng tốt cho sức khỏe. 

Đừng bao giờ nói với con bạn rằng bạn sẽ thích trẻ hơn nếu trẻ giảm cân hay đừng ăn quá nhiều.

Bạn hãy là tấm gương của sự yêu mến và tôn trọng một cơ thể khỏe mạnh. Dạy con bạn chấp nhận vẻ bên ngoài của cơ thể. Điều quan trọng là trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn là có gắng nhịn ăn để có thân hình gầy. 

Bằng cách thay đổi chế độ ăn và giúp trẻ kiểm soát được suy nghĩ liên quan đến chuyện ăn uống, nhờ vậy có thể cải thiện việc trẻ ăn quá nhiều. Mọi vấn đề quan tâm và thắc mắc, bạn hay liên hệ với Bác sĩ để có được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

 

 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Pediatric Advisor 2015, Bulimia in Children,

https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_bul_pep.htm, accessed on 29 November 2019.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người