YouMed

U mỡ: Khối u lành tính thường gặp và những điều bạn chưa biết

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Từ lâu nay các khối u, ung thư luôn mang theo nỗi sợ đến tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải khối u nào trên cơ thể cũng là ác tính. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về u mỡ, một loại u lành tính khá phổ biến. Nó có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Điều quan trọng là phải phân biệt nó với các loại u ác tính khác. Hãy cũng tìm hiểu để nắm bắt các đặc điểm chính của u mỡ qua bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo.

U mỡ là gì?

U mỡ thường xuất hiện ở người trưởng thành. Đây là một lớp chất béo tích tụ dần và phồng lên dưới da, thường gặp nhất ở các vị trí như cổ, lưng, vai, cánh tay, đùi, đặc biệt là u mỡ ở nách,… Phần lớn, các khối u mỡ dưới da thường là u lành tính, ít khi gây đau. U chỉ biểu hiện triệu chứng khi to chèn ép các cấu trúc cạnh bên.

U mỡ không phải là bệnh ung thư và thường là vô hại. Điều trị thường là không cần thiết. Nếu gây các triệu chứng khó chịu, là đau đớn hoặc ngày càng to, có thể phẫu thuật cắt bỏ.1

U mỡ
Tình trạng này khá phổ biến ở người trưởng thành

Tại sao lại bị u mỡ?

Nguyên nhân u mỡ dưới da hiện tại chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên phần lớn cho thấy có tính chất gia đình, di truyền. Nguy cơ mắc sẽ tăng cao hơn nếu có người trong gia đình mắc phải nó.2 Ngoài ra các nguyên nhân làm tăng mỡ trong máu cũng góp phần gây u mỡ.

Những người nào dễ mắc bệnh?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển lipoma, bao gồm:

  • Độ tuổi 40 và 60 năm tuổi. Mặc dù u mỡ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chúng phổ biến nhất trong nhóm tuổi này. Đây là độ tuổi xảy ra sự thay đổi trong cơ thể lẫn chế độ ăn sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn tới nguy cơ bị u mỡ.1
  • Di truyền học. Có người trong gia đình bị u mỡ cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.1
  • Rối loạn loạn mỡ trong máu. Gây tăng nguy cơ tích trữ mỡ thành khối u.
  • Sử dụng các thuốc có estrogen (thuốc tránh thai, hoocmon thay thế..). loại thuốc này cũng là tác nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Chế độ ăn, sinh hoạt không lành mạnh. Ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đái tháo đường
  • Ngoài ra nữ giới cũng mắc u mỡ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt nữ trung niên hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.

>> Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến u mỡ. Vậy bạn đã biết gì về căn bệnh Đái tháo đường? Tìm hiểu ngay!

U mỡ có nguy hiểm hay không?

Hầu hết u mỡ lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nó hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan khi thấy xuất hiện khối u. Bất cứ khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể thì cũng cần được khám kỹ. U mỡ có thể gây các biến chứng hiếm gặp sau:

  • Kích thước của u mỡ thường tăng nhanh (ví dụ như gấp đôi) trong vòng 12 tháng. Dấu hiệu nhận biết u mỡ nguy hiểm như phát triển chậm, tăng kích thước.
  • Các khối u xuất hiện trong ổ bụng làm trướng bụng, chèn ép một số cơ quan nội tạng. Điều này dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể. Biến chứng có thể nghiêm trọng nếu khối u chèn vào các cơ quan quan trọng. Ví dụ mạch máu lớn, thần kinh…
  • Khối u to ở đầu cổ, vai gáy sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu. Nó gây hậu quả liệt gây liệt hoặc ảnh hưởng mạch máu lớn khi chúng phát triển to lên.
  • Bệnh nhân có thể bị khó thở, khó nuốt, thậm chí suy hô hấp, nếu khối u mỡ phát triển vào sâu trong thành hầu, họng, ngực, gan, trung thất. Thậm chí có thể gây khó thở nặng nguy hiểm tính mạng.
  • Ngoài ra u mỡ còn gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện nhiều, giảm chất lượng cuộc sống.
u mỡ
U to có thể gây chèn ép và nguy hiểm cho người bệnh

Triệu chứng bệnh như thế nào?

U mỡ có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể. Chúng thường có đặc điểm là:1

  • Nằm ngay dưới da. Chúng thường xảy ra ở cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi.
  • Có nhiều thùy và có mật độ mềm, đôi khi có chất lỏng bên trong.
  • Mềm mại và nhão.
  • Dễ di chuyển khi ấn bằng ngón tay.
  • Thường có kích thước nhỏ. U mỡ thường nhỏ hơn 5 cm đường kính, nhưng chúng có thể phát triển.
  • Các triệu chứng của biến chứng như đau, tê, sưng,… nguyên nhân do u mỡ phát triển lớn chèn ép thần kinh, mạch máu.
U mỡ ở nách
Những vị trí thường nổi u mỡ ở nách của chúng ta

Chẩn đoán u mỡ như thế nào?

Chẩn đoán u mỡ quan trọng nhất là phải loại trừ các loại u ác tính khác. Để chẩn đoán được u mỡ cần dựa vào các triệu chứng ,khám tổng quát và một số xét nghiệm:1 2

  • Hỏi kĩ tiền sử cá nhân, gia đình. Đặc biệt tiền căn về ung bướu.
  • Khám tổng quát xác định tính chất khối u. Khám rất quan trọng vì các khối u ác tính thường có biểu hiện nguy hiểm.
  • Để có kết quả chính xác nhất, phương pháp sinh thiết được sử dụng rất phổ biến. Sinh thiết là một thủ thuật lấy ra một mô ở khối u để xét nghiệm qua kính hiển vi. Đây là xét nghiệm giúp phân biệt chính xác các loại u. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm người đọc kết quả.
  • Siêu âm đánh giá khối u. Có thể khảo sát mật độ, đặc điểm bên trong khối u. Từ đó cung cấp thêm thông tin chẩn đoán.
  • Khi khối u nằm sâu hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, các xét nghiệm hình ảnh như CT – scan hay MRI được chỉ định. Nó giúp khảo sát rõ hơn và hướng dẫn cho thủ thuật sinh thiết.

>> Bạn bị gặp phải tình trạng này và đang có ý định đi khám tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM? Tìm hiểu ngay quy trình khám tại Bệnh viện Ung bướu thông qua bài viết sau nhé!

Điều trị u mỡ như thế nào?

Các yếu tố điều trị

U mỡ thường không cần thiết điều trị. Nếu u mỡ gây triệu chứng khó chịu, là đau đớn hoặc đang phát triển, sẽ cần được điều trị. Một số yếu tố quyết định điều trị gồm:

  • Kích thước của khối u lớn gây chèn ép.
  • Số lượng các khối u mỡ nhiều.
  • Tiền sử cá nhân của bệnh ung thư da.
  • Tiền sử gia đình của bệnh ung thư da.
  • Gây đau, tê, sưng,…

Phương pháp điều trị

Phẫu thuật cắt bỏ1 2

  • Cách phổ biến nhất để điều trị một u mỡ là để loại bỏ nó thông qua phẫu thuật. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn có một khối u mỡ lớn mà vẫn đang phát triển.
  • U mỡ đôi khi có thể phát triển trở lại ngay cả sau khi họ đang phẫu thuật loại bỏ. Thủ thuật này thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ.
  • Chăm sóc hậu phẫu. Sau khi mổ u mỡ, người bệnh không cần phải ăn kiêng, nhưng cần vệ sinh sạch sẽ vết thương để tránh nhiễm trùng. Người bệnh nên chú ý thay băng khi bẩn, vệ sinh sạch sẽ vết thương và sau 7 – 19 ngày mổ cần đi tái khám để tránh biến chứng.
  • Một số biến chứng thường gặp sau khi mổ u mỡ là: Chảy máu sau mổ; tụ dịch, tụ máu sau mổ; nhiễm trùng vết mổ..

Hút mỡ là một lựa chọn điều trị khác. U mỡ được là chất béo, thủ tục này có thể làm việc tốt để giảm kích thước của nó. Hút mỡ dùng đến một cây kim gắn vào một ống tiêm lớn, và khu vực này thường được tê.

Tiêm steroid2

Tiêm steroid cũng có thể được sử dụng ngay trên khu vực bị ảnh hưởng. Điều trị này có thể thu nhỏ u mỡ, nhưng nó không hoàn toàn loại bỏ nó.

U mỡ hay khối u dưới da lành tính là bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới giá trị thẩm mỹ. Chẩn đoán u mỡ không khó nhưng cần loại trừ các khối u ác tính khác. Thường u mỡ không cần điều trị. Nếu cần u mỡ có thể giải quyết dứt điểm bằng phẫu thuật hoặc hạn chế bằng phương pháp khác. Tóm lại, khi có bất cứ khối u nào xuất hiện trên cơ thể, điều đầu tiên nên làm đi đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa ung bướu.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Lipomahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lipoma/symptoms-causes/syc-20374470

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  2. Lipomattps://www.healthline.com/health/skin/lumps

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người