YouMed

Uống trà gì dễ ngủ? Công dụng và những lưu ý khi uống trà

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Trà thảo mộc từ lâu đã được xem là vị thuốc quý hỗ trợ sức khỏe. Một trong những tác dụng to lớn của trà được khuyên dùng bởi chuyên gia là giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sử dụng trà vào ban ngày hay ban đêm đều mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe của bạn. Vậy nên uống trà gì dễ ngủ? Bài viết dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang sẽ giới thiệu 6 loại trà giúp bạn dễ ngủ. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Trà hoa cúc

Công dụng

Trà hoa cúc được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh, bao gồm chứng mất ngủ. Trong hoa cúc có rất nhiều hoạt chất có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. Cụ thể, một chất trong hoa cúc là Apigenin có tính chất kết hợp với các thụ thể gây buồn ngủ trong não.1 Tóm lại, trà hoa cúc an toàn cho phụ nữ có thai, người già và có tác dụng ổn định giấc ngủ rất tốt.2

Xem thêm: Cúc hoa trắng: Loài hoa thanh nhiệt, giải độc tuyệt diệu

Để pha trà hoa cúc, bạn lấy 4 muỗng hoa cúc tươi hoặc 2 muỗng hoa cúc khô ngâm trong một ly nước sôi. Ngâm hoa trong 5 phút và khi nước đổi màu, chắt lấy nước, bỏ phần xác hoa. Nên uống ngay sau khi pha và khi nước còn ấm. Bạn có thể uống 1-2 ly mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý3

  • Đối với những người dị ứng phấn hoa, lá, cây thì cũng có thể bị dị ứng với trà hoa cúc.
  • Khi sử dụng với liều lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ như buồn nôn, sưng họng, khó thở và sốc phản vệ.
  • Một số chất kích ứng có trong hoa cúc sẽ khiến cơn ho của bệnh nhân hen suyễn tái phát.
  • Ngừng tiêu thụ hoa cúc nếu bạn có phản ứng như phát ban trên da hoặc kích ứng đường hô hấp.
Trà hoa cúc là lựa chọn tốt trong các loại trà để trị chứng mất ngủ
Trà hoa cúc là lựa chọn tốt trong các loại trà để trị chứng mất ngủ

Trà hoa oải hương

Công dụng

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên uống trà gì dễ ngủ. Trà hoa oải hương sẽ là câu trả lời cho bạn. Hoa oải hương là một loại thảo mộc màu tím được sử dụng từ lâu đời. Không những tạo ra mùi hương dễ chịu, nó còn được dùng để pha trà.

Trà hoa oải hương khi uống vào buổi tối sẽ tạo cảm giác thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ. Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh có khả năng cải thiện chất lượng và thời gian ngủ. Đồng thời, giúp giảm số lần thức giấc vào ban đêm và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, nó còn giúp giảm sự mệt mỏi sau khi ngủ dậy.4 5

Bạn có thể cho vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào một tách nước nóng, để nguội và có thể dùng được ngay. Hãy cho vào nhiều hơn nếu bạn thích trà đặc và mùi hương của hoa.2

Lưu ý

Trà hoa oải hương có rất ít tác dụng phụ, hầu hết có thể tránh được bằng cách làm theo các hướng dẫn sử dụng. Vẫn có một số điều cần lưu ý khi uống trà hoa oải hương:6

  • The National Institutes of Health (NIH) khuyến cáo tránh sử dụng trà hoa oải hương cho phụ nữ mang thai. Vì mức độ an toàn của oải hương đối với người đang mang thai và cho con bú chưa xác định.
  • Không sử dụng trà hoa oải hương đối với nam giới trong độ tuổi dậy thì vì khi sử dụng hoa oải hương sẽ gây ra chứng nữ hoá tuyến vú trước tuổi dậy thì, ngoài ra còn gây ra tình trạng mô vú to ở các bé trai trước tuổi dậy thì.7
  • Những người có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng, nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng hoa oải hương, vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.8
Trà hoa oải hương không chỉ mang lại mùi hương dễ chịu mà còn giúp bạn ngủ ngon
Trà hoa oải hương không chỉ mang lại mùi hương dễ chịu mà còn giúp bạn ngủ ngon

Trà cây Nữ Lang

Công dụng

Rễ của cây Nữ Lang đã được dùng từ bao đời nay để điều trị các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Giảm căng thẳng, lo lắng, đau đầu và làm nhịp tim chậm là các điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.9

Ngoài tác dụng giúp bạn có giấc ngủ nhanh chóng và duy trì giấc ngủ ngon mà nó còn rất ít tác dụng phụ.10 Hai chất tự nhiên trong rễ cây có tính an thần Valepotriates và sesquiterpenes đóng vai trò chính trong tác dụng trên.11

Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó chịu khi uống vì có mùi vị lạ. Vì vậy, sau khi pha trà cây Nữ Lang với nước nóng. Bạn có thể cho thêm mật ong hay si-rô để hạn chế mùi của cây.2

Lưu ý

Mặc dù rễ cây nữ lang thường được coi là an toàn, nhưng những đối tượng sau đây không nên dùng nó:9

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Không kết hợp rễ cây nữ lang với rượu, thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc an thần.
  • Rễ cây nữ lang cũng có tác dụng an thần và có thể gây nghiện.
Rễ cây Nữ Lang khá nổi tiếng trong việc hỗ trợ giấc ngủ ngon
Rễ cây Nữ Lang khá nổi tiếng trong việc hỗ trợ giấc ngủ ngon

Trà tía tô

Công dụng

Cây tía tô là một loài trong họ bạc hà, nó có vị ngọt và cay nhẹ. Tía tô có thể được dùng tươi hay chiết xuất thành tinh dầu đều có thể pha thành trà được. Trà tía tô không những giúp hỗ trợ giấc ngủ mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus.

Uống một tách trà tía tô vào mỗi tối giúp bạn giảm mất ngủ, giảm lo lắng, trầm cảm. Đây là một lựa chọn thích hợp đối với những ai chưa biết nên uống trà gì dễ ngủ và phải trằn trọc trước khi đi ngủ thường xuyên.12 Dùng đều đặn sẽ giúp bạn tạo được một thói quen đi ngủ sớm mỗi buổi tối.2

Lưu ý

Tía tô đất được coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:12

Trà hoa Lạc Tiên

Công dụng

Cũng như hoa cúc, trong hoa Lạc Tiên cũng chứa nhiều chất an thần liên kết với các thụ thể gây ngủ.13 Sử dụng trà giúp dễ ngủ từ hoa của cây Lạc Tiên ngâm với nước nóng, để nguội và chắt lấy nước. Trà hoa Lạc Tiên đã được chứng minh có tác dụng giảm chứng mất ngủ rất tốt.14 Bên cạnh đó, khi kết hợp với các loại trà khác. Nó sẽ làm tăng cường hiệu quả ngắn hạn trong việc giúp bạn dễ ngủ.15 Ngoài ra, loại trà hoa này đã được điều chế thành dạng viên nang uống.2

Lưu ý

Hoa lạc tiên thường được coi là an toàn. Nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Buồn ngủ.
  • Chóng mặt.
  • Lú lẫn.

Vì điều này, hoa lạc tiên không nên dùng với thuốc an thần. Ngoài ra, nó không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú. Nó có thể gây ra các cơn co thắt đối với người đang mang thai.16

Trà cây Mộc Lan

Cây Mộc Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được dùng trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ trong nhiều năm.17 Honorkiol – một chất được tìm thấy trong vỏ cây có khả năng liên kết với thụ thể gây ngủ trong bộ não, thúc đẩy giấc ngủ.18 Chức năng chính của nó là giảm thời gian bắt đầu giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn. Nó cũng được điều chế thành dạng thực phẩm bổ sung. Ngâm vỏ cây trong nước nóng, sau đó bỏ phần xác, lấy nước uống. Một số người không thích mùi của vỏ cây thì có thể chuyển sang dùng viên uống thay thế.2

Trà pha từ vỏ cây Mộc Lan là một vị thuốc quý hỗ trợ giấc ngủ
Trà pha từ vỏ cây Mộc Lan là một vị thuốc quý hỗ trợ giấc ngủ

Trà sâm Ấn Độ

Công dụng

Trà dễ ngủ từ nhân sâm Ấn Độ là một loại trà nổi tiếng được ủ từ rễ khô của cây ashwagandha. Rễ, quả và lá cây từ cây sâm này đều có thể dùng nấu nước uống. Nhằm giúp điều trị các vấn đề lo lắng, stress.19 20 Bởi trong cây sâm còn có chứa các hợp chất gây ngủ, giúp cơ thể được thư giãn, tâm thế nghỉ ngơi. Trà sâm giúp cải thiện tổng thể chất lượng giấc ngủ.21 22 Tuy nhiên, nếu là phụ nữ có thai, cho con bú, có bệnh rối loạn tự miễn hoặc đang điều trị bằng thuốc huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp,.. cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.23 Ngâm các thành phần của cây sâm trong nước nóng, để nguội và lấy nước uống. Bạn có thể ăn cả phần xác nếu muốn.24

Lưu ý

Ashwagandha là một chất bổ sung an toàn cho hầu hết mọi người, mặc dù chưa rõ tác dụng lâu dài của nó. Tuy nhiên có một số trường hợp sau đây không nên sử dụng trà sâm Ấn Độ:25

  • Người đang trong thời kỳ mang thai nên tránh dùng vì có thể gây sẩy thai nếu dùng liều cao.26
  • Sử dụng liều lượng lớn trà sâm Ấn Độ có thể gây đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa.26
  • Những người bị ung thư tuyến tiền liệt nhạy cảm với hormone và những người đang dùng một số loại thuốc như benzodiazepine, thuốc chống co giật hoặc barbiturat, nên tránh dùng trà sâm Ấn Độ.26
  • Trà sâm Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Vì vậy, những người bị bệnh tuyến giáp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.27

Xem thêm: Uống gì để dễ ngủ và lời giải đáp từ bác sĩ

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc uống trà gì dễ ngủ vào đêm. Nhìn chung, các loại trà pha giúp dễ ngủ đều có tính ấm nóng và an thần. Tính ấm nóng của trà sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn so với nước lạnh. Vì vậy, bạn không nên để nước nguội quá lâu. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn là một người bị rối loạn giấc ngủ nặng. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Chamomile: A herbal medicine of the past with bright futurehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21132119/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  2. The Best Tea for Sleephttps://www.sleepfoundation.org/best-tea-for-sleep

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  3. How Chrysanthemum Tea Benefits Your Healthhttps://www.healthline.com/health/food-nutrition/how-chrysanthemum-tea-benefits-health

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  4. Silexan, an orally administered Lavandula oil preparation, is effective in the treatment of 'subsyndromal' anxiety disorder: a randomized, double-blind, placebo controlled trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20512042/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  5. Phase II trial on the effects of Silexan in patients with neurasthenia, post-traumatic stress disorder or somatization disorderhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22475718/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  6. How to Make Lavender Teahttps://www.healthline.com/health/healthy-sleep/how-to-make-lavender-tea

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  7. Prepubertal gynecomastia linked to lavender and tea tree oilshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17267908/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  8. Contact allergy and allergic contact dermatitis caused by lavender: A retrospective study from an Australian clinichttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30779160/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  9. Valerianhttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Valerian-HealthProfessional/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  10. Valerian-hops combination and diphenhydramine for treating insomnia: a randomized placebo-controlled clinical trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16335333/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  11. Double blind study of a valerian preparationhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2678162/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  12. Melissa officinalis L: A Review Study With an Antioxidant Prospectivehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27620926/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  13. Herbal Medicinal Products from Passiflora for Anxiety: An Unexploited Potentialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32765195/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  14. A double-blind, placebo-controlled investigation of the effects of Passiflora incarnata (passionflower) herbal tea on subjective sleep qualityhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21294203/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  15. Efficacy and safety of a polyherbal sedative-hypnotic formulation NSF-3 in primary insomnia in comparison to zolpidem: a randomized controlled trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23543804/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  16. The Calming Effects of Passionflowerhttps://www.healthline.com/health/anxiety/calming-effects-of-passionflower

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  17. Biological activity and toxicity of the Chinese herb Magnolia officinalis Rehder & E. Wilson (Houpo) and its constituentshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28271656/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  18. Honokiol promotes non-rapid eye movement sleep via the benzodiazepine site of the GABA(A) receptor in micehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22537192/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  19. A double-blind, placebo-controlled evaluation of the anxiolytic efficacy ff an ethanolic extract of withania somniferahttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21407960/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  20. A prospective, randomized double-blind, placebo-controlled study of safety and efficacy of a high-concentration full-spectrum extract of ashwagandha root in reducing stress and anxiety in adultshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23439798/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  21. Study protocol and rationale for a prospective, randomized, double-blind, placebo-controlled study to evaluate the effects of Ashwagandha (Withania somnifera) extract on nonrestorative sleephttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6039614/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  22. Exploratory study to evaluate tolerability, safety, and activity of Ashwagandha (Withania somnifera) in healthy volunteershttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23125505/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  23. Herbal medicinal products during pregnancy: are they safe?https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1471-0528.2002.t01-1-01009.x?sid=nlm%3Apubmed

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  24. 9 Drinks That Help You Sleephttps://www.healthline.com/nutrition/drinks-that-help-you-sleep

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  25. 9 Proven Health Benefits of Ashwagandhahttps://www.healthline.com/nutrition/ashwagandha

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  26. Ashwagandhahttps://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/ashwagandha#msk_professional

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

  27. Subtle changes in thyroid indices during a placebo-controlled study of an extract of Withania somnifera in persons with bipolar disorderhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4296437/

    Ngày tham khảo: 11/03/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người