YouMed

Bệnh liệt dương là bệnh gì? Liệu có thể chữa khỏi được không?

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Bệnh liệt dương từ trước đến nay là nỗi lo của không ít quý ông. Căn bệnh này làm cho “đàn ông mất bản lĩnh đàn ông”. Nó làm cho cánh mày râu mặc cảm và vô cùng tự ti. Vậy thì bệnh lý này xuất phát từ nguyên nhân nào? Hướng điều trị ra sao? Liệu có thể chữa khỏi được không? Phòng bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang.

Khái niệm về bệnh liệt dương

Bệnh liệt dương còn có tên gọi khác là chứng “bất lực” xảy ra ở nam giới. Bất lực là một vấn đề khá phổ biến ở nam giới. Bệnh có đặc điểm là không có khả năng duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp hoặc không thể đạt được xuất tinh, hoặc cả hai.

Rối loạn khả năng cương cứng có thể rất thay đổi. Nó có thể liên quan đến hoàn toàn không có khả năng đạt được cương cứng hoặc xuất tinh, hoặc khả năng làm như vậy không nhất quán hoặc xu hướng chỉ duy trì cương cứng rất ngắn.

Bệnh liệt dương đề cập đến việc không có khả năng cương cứng đủ để thâm nhập vào âm đạo. Hoặc không thể duy trì sự cương cứng cho đến khi hoàn thành giao hợp. Trái ngược với liệt dương do tâm lý, là bất lực do lo lắng, cảm giác tội lỗi. Hoặc do trầm cảm, do xung đột xung quanh các vấn đề tình dục khác nhau…

Tình hình liệt dương qua các nghiên cứu

Bệnh liệt dương phổ biến hơn trong hai loại rối loạn cương dương, là do các vấn đề về thể chất. Từ 10% đến 20% nam giới trung niên và một tỉ lệ cao hơn nhiều ở nam giới cao tuổi bị liệt dương. Ngoài tầm quan trọng của nó như một vấn đề tình dục phổ biến, liệt dương có thể báo trước các vấn đề y tế quan trọng.

Bệnh liệt dương
Nam giới trung niên dễ bị bất lực

Theo Đại học Wisconsin, khoảng 5% nam giới ở Hoa Kỳ trên 40 tuổi bị rối loạn cương dương hoàn toàn. Khoảng 15% nam giới trên 70 tuổi bị liệt dương hoàn toàn. Theo Quỹ Chăm sóc Tiết niệu, ước tính có khoảng 30 triệu người Mỹ bị liệt dương. Nguy cơ bị bất lực tăng lên theo tuổi tác.

Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ ghi nhận nguy cơ bất lực tăng lên theo tuổi tác. Tỉ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người đàn ông đã được chẩn đoán mắc một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.

Những con số trên cho thấy bất lực thật sự là một vấn đề khiến nhiều nam giới phải đau đầu. Hãy tìm hiểu thêm trong bài viết: Bất lực ở nam giới và những thông tin cần biết.

Những nguyên nhân phổ biến của bệnh liệt dương

Khả năng cương cứng của một người đàn ông dựa trên một số yếu tố và có thể là kết quả của nhiều vấn đề về thể chất. Các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý khác cũng có thể gây ra liệt dương hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn.

1. Nguyên nhân thể chất

Rối loạn chức năng cương dương thường được gây ra do yếu tố thể chất. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Bệnh tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu…
  • Cholesterol máu cao (tăng LDL – Cholesterol máu).
  • Tắc nghẽn mạch máu.
  • Chấn thương dương vật.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Nghiện rượu.
  • Các hình thức lạm dụng chất kích thích khác như: Cocaine, Caffeine, cần sa…
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ nhiều…
  • Điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc điều trị cho một tuyến tiền liệt phì đại.
  • Tổn thương tủy sống.
  • Bệnh Peyronie.
Bệnh Peyronie - gây bệnh liệt dương
Bệnh Peyronie

2. Nguyên nhân tâm lý – tâm thần

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân tâm lý dẫn đến tình trạng liệt dương. Đây là những nguyên nhân tâm lý phổ biến nhất:

  • Căng thẳng tâm lý, stress.
  • Phiền muộn, lo lắng từ trung bình đến nặng.
  • Các bệnh lý tâm căn: Rối loạn dạng cơ thể, rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc khí sắc.
  • Các bệnh loạn thần: Loạn thần cấp tính, tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt…
Stress là một yếu tố nguy cơ của bệnh liệt dương
Stress là một yếu tố nguy cơ của bệnh liệt dương

3. Các thuốc có thể gây hoặc làm tăng nguy cơ mắc chứng liệt dương

Dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, có thể dẫn đến liệt dương. Bạn không bao giờ được ngừng dùng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, ngay cả khi nó được biết là gây ra chứng bất lực.

Một số loại thuốc được biết là có thể gây bất lực bao gồm:

  • Nhóm thuốc chẹn alpha-adrenergic. Chẳng hạn như: Prazocin, Doxazoxin…
  • Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như Carvedilol, Metoprolol, Propranolol
  • Nhóm thuốc hóa trị ung thư.
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), chẳng hạn như Alprazolam, Diazepam và Codein.
  • Chất kích thích thần kinh trung ương, chẳng hạn như Cocaine và Amphetamine.
  • Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như Furosemide (Lasix) và Spironolactone (Aldactone).
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chẳng hạn như fluoxetine (Prozac) và paroxetine (Paxil).
  • Kích thích tố tổng hợp, bao gồm Leuprolide.

4. Thông tin chung về các nguyên nhân gây liệt dương

Một số nam giới có thể bị kết hợp các vấn đề về thể chất và tâm lý. Tình trạng này đều có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh liệt dương. Ví dụ: chấn thương thể chất có thể làm chậm phản ứng tình dục của một người. Đồng thời, nó cũng có thể dẫn đến lo lắng về việc đạt được cương cứng. Sự lo lắng này sau đó có thể làm trầm trọng thêm liệt dương.

Tham khảo thêm: Cương dương quá lâu: Nguyên nhân và nguy cơ

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cũng tuyên bố rằng một số nam giới có thể chỉ bị liệt dương trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, một người có thể đạt được sự cương cứng trong khi thủ dâm, hoặc có thể thấy rằng họ thức dậy với sự cương cứng.

Nếu một người không thể cương cứng với bạn tình, nguyên nhân dẫn đến chứng bất lực của họ rất có thể là do tâm lý. Nếu một người không bao giờ có thể cương cứng, nguyên nhân dẫn đến chứng bất lực của họ rất có thể là do thể chất.

Đánh giá tình trạng liệt dương

Bước đầu tiên trong việc đánh giá rối loạn cương dương là xác định xem nó là do nguyên nhân hữu cơ hay do tâm lý. Điều này thường yêu cầu dữ liệu lâm sàng và phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm chuyên biệt trở nên quan trọng khi các chẩn đoán cụ thể được xem xét. Tiền sử bệnh có thể hữu ích trong việc phân biệt bất lực do thể chất với bất lực do tâm lý.

1. Liệt dương do thể chất

Bệnh nhân mắc chứng bất lực thể chất mô tả các vấn đề về cương cứng tiến triển trong nhiều tháng đến nhiều năm. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cương cứng một phần hoặc cương cứng dường như trở nên mềm nhũn khi giao hợp.

Cùng với thời gian, sự cương cứng hoàn toàn xảy ra sau đó. Bất lực thể chất là liên tục và không phân biệt, có nghĩa là không tốt hơn hoặc tệ hơn với bất kỳ đối tác cụ thể hoặc bất kỳ loại kích thích nào.

2. Bất lực do tâm lý

Ngược lại, liệt dương do tâm lý thường khởi phát đột ngột, thường liên quan đến chấn thương tâm lý, có thể trở nên trầm trọng và suy yếu. Bệnh nhân liệt dương do tâm lý có thể bị suy hoàn toàn với một đối tác mà không phải đối tác khác. Hoặc bất lực khi quan hệ tình dục nhưng không phải khi tự kích thích. Sự cương cứng tự phát thường xảy ra vào buổi sáng gợi ý nguyên nhân tâm lý hơn là nguyên nhân cơ thể gây ra chứng bất lực.

Bệnh liệt dương do bệnh trầm cảm
Liệt dương do bệnh trầm cảm

Biểu hiện của bệnh liệt dương

Những biểu hiện chủ yếu của chứng bất lực bao gồm:

  • Khó cương cứng, không thể cương cứng. Tình trạng này xảy ra ngay cả khi quan hệ tình dục với bạn tình hoặc khi thủ dâm.
  • Khó giữ được sự cương cứng đủ để hoàn thành “cuộc yêu”.
  • Giảm ham muốn tình dục từ nhẹ đến nặng.
Không thể cương cứng khi bị liệt dương
Không thể cương cứng khi bị liệt dương

Những yếu tố nguy cơ của chứng liệt dương

Khi bạn già đi, sự cương cứng có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển và có thể không săn chắc. Bạn có thể cần chạm trực tiếp nhiều hơn vào dương vật của mình để có và giữ được sự cương cứng.

Các yếu tố nguy cơ khác nhau có thể góp phần gây rối loạn cương dương, bao gồm:

  • Tình trạng y tế, đặc biệt là bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
  • Nghiện thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến tĩnh mạch và động mạch theo thời gian. Điều này có thể gây ra tình trạng sức khỏe mãn tính dẫn đến liệt dương.
  • Thừa cân, đặc biệt nếu bạn béo phì.
  • Một số phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc xạ trị ung thư.
  • Chấn thương, đặc biệt nếu chúng làm hỏng các dây thần kinh hoặc động mạch kiểm soát sự cương cứng.
  • Thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp cao, đau hoặc các tình trạng tuyến tiền liệt.
  • Tình trạng tâm lý, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Sử dụng ma túy và rượu, đặc biệt nếu bạn là người nghiện ma túy lâu dài hoặc nghiện rượu nặng.
Nghiện rượu làm tăng nguy cơ bất lực ở nam giới
Nghiện rượu làm tăng nguy cơ bất lực ở nam giới

Những biến chứng của tình trạng liệt dương

Những biến chứng thường gặp do bệnh liệt dương có thể bao gồm:

  • Một cuộc sống tình dục không thỏa mãn.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng..
  • Trầm cảm.
  • Xấu hổ hoặc tự ti.
  • Trở ngại trong mối quan hệ.
  • Không có khả năng làm cho bạn đời của bạn mang thai.
Bất lực dẫn đến vô sinh
Bất lực dẫn đến vô sinh

Điều trị bệnh liệt dương như thế nào?

1. Điều trị liệt dương do nguyên nhân tâm lý – tâm thần

Đối với nhóm nguyên nhân này, việc điều trị không quá phức tạp. Chủ yếu là giải quyết các vấn đề tâm lý hoặc điều trị tốt các bệnh tâm thần. Bao gồm:

  • Thư giãn, giải trí để giảm bớt căng thẳng.
  • Điều trị bệnh lý lo âu, mất ngủ, trầm cảm.
  • Tâm lý liệu pháp kết hợp trong một số trường hợp cần thiết và ở mức độ nặng.
  • Nghe nhạc, yoga, thiền…
Thư giãn giải trí
Thư giãn giải trí

2. Điều trị liệt dương do nguyên nhân thể chất

Điều trị liệt dương do thiểu năng sinh dục là thay thế testosterone bằng đường tiêm. Bệnh nhân liệt dương do khối u tuyến yên sẽ được điều trị hướng vào khối u.

Bất lực liên quan đến ma túy được điều trị bằng các phương pháp cai nghiện ma túy. Tiên lượng thuận lợi cho bất lực do rượu. Hầu hết bệnh nhân ngừng uống rượu hoặc giảm lượng tiêu thụ xuống mức vừa phải hơn sẽ thấy chứng liệt dương của họ được cải thiện.

Xem thêm: Tác dụng của Rocket 1h

Ở bệnh nhân tiểu đường, bất lực phát triển nặng trong bối cảnh tăng đường huyết và kiểm soát trao đổi chất kém thường có thể hồi phục. Tiêm các thuốc hoạt tính như Papaverine làm giãn cơ trơn tiểu động mạch là một phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn. Nó đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương trên cơ sở điều trị thần kinh.

Làm dương vật giả là phương pháp điều trị thích hợp cho hầu hết bệnh nhân liệt dương do mạch máu. Ngoài ra, việc kết hợp một số thuốc theo toa có thể góp phần cải thiện chứng liệt dương. Chẳng hạn như: Avanafil, Alprostadil, Sildenafil…

Thuốc Viagra hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương
Thuốc Viagra hỗ trợ điều trị liệt dương

Lời kết

Nói tóm lại, bệnh liệt dương là một nỗi lo rất lớn của không ít các quý ông. Vì vậy, khi phát hiện mình có những dấu hiệu của bệnh, các bạn nên đi khám ngay. Tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên về Nam khoa và đừng ngại ngần cung cấp những triệu chứng của chính mình. Từ đó, các bác sĩ sẽ sớm chẩn đoán xác định và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Đồng thời, họ sẽ giúp các quý ông lấy lại bản lĩnh của phái mạnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. The causes of impotence and how to treat themhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/316064

    Ngày tham khảo: 10/09/2020

  2. Organic Impotencehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK297/

    Ngày tham khảo: 10/09/2020

  3. Erectile dysfunction (impotence)https://www.nhs.uk/conditions/erection-problems-erectile-dysfunction/

    Ngày tham khảo: 10/09/2020

  4. 5 Common Causes of Impotencehttps://www.healthline.com/health/erectile-dysfunction/common-causes-impotence

    Ngày tham khảo: 10/09/2020

  5. Erectile dysfunctionhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/erectile-dysfunction/symptoms-causes/syc-20355776

    Ngày tham khảo: 10/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người