Didicera là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Bên cạnh các loại thuốc tây y, hiện nay nhiều bệnh nhân cũng tìm đến các loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh. Thuốc thảo dược có thành phần từ dược liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính cho người sử dụng. Một trong số đó là sản phẩm Didicera. Thuốc đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên cho người bệnh dễ dàng sử dụng. Bài viết dưới đây của Dược sĩ Trần Việt Linh sẽ cung cấp cho bạn các thông tin thuốc Didicera là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng.
Hoạt chất trong Didicera: Sinh địa, bạch thược, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, tế tân, quế chi, tần giao, tang ký sinh, phòng phong, độc hoạt, cam thảo.
Thuốc chứa thành phần tương tự: Độc hoạt tang ký sinh Trung ương 3, độc hoạt tang ký sinh OPV, Độc hoạt tang ký sinh Bidiphar, V-phonte,…
Didicera là thuốc gì?
Thuốc Didicera là thuốc thảo dược không kê toa, thuộc công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco. Theo nhà sản xuất, Didicera có xuất xứ từ phương thuốc cổ truyền “Độc hoạt tang ký sinh”.1 2
Hiện tại, Didicera được điều chế dưới 2 dạng: viên hoàn và viên nang.
Thành phần
Thuốc Didicera dạng viên hoàn bao gồm các thành phần như:1
- Độc hoạt.
- Sinh địa.
- Bạch thược.
- Xuyên khung.
- Đỗ trọng.
- Ngưu tất.
- Tế tân.
- Quế chi.
- Tần giao.
- Tang ký sinh.
- Phòng phong.
- Cam thảo.
Ở dạng viên nang, thành phần Didicera còn có thêm bạch linh và đảng sâm.2
Công dụng của từng thành phần
1. Độc hoạt
Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, đau khớp, lưng gối đau nhức, chân tay tê cứng, co quắp. Bên cạnh đó, vị thuốc còn chữa cảm gió, đau đầu, đau răng.3
2. Tế tân
Tế tân chữa trúng phong hàn, đau nhức đầu, phong thấp, bo, hen, đau răng, ngạt mũi, bí mồ hôi, ứ huyết. Dùng ngoài thì tế tân có công dụng chữa hôi miệng.4
3. Tang ký sinh
Công dụng của tang ký sinh là chữa phong thấp, gân cốt nhức mỏi, tê bại, động thai, đau bụng, phụ nữ sau sinh không có sữa. Chữa đau xóc hai bên hông ở phụ nữ có thai. Ngoài ra còn chữa đại tiện ra máu, lưng gối đau, yếu sức.5
4. Quế chi
Quế chi được dùng làm thuốc cấp cứu các bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hóa kém, tả lỵ, thũng do tiểu tiện bất lợi, kinh bế, rắn cắn, ung thư.6
5. Tần giao
Tần giao thường được biết đến với các tên gọi như: thanh toán, thuốc trặc, tần cửu, tu huýt.7
Tần giao được sử dụng làm thuốc chữa đau xương khớp, tay chân tê bại, vết sưng đau, vàng da, sốt, ho, mụn nhọt, rôm sảy.7
6. Phòng phong
Điều trị ngoại cảm, nhức đầu, mắt mờ, choáng váng, đau khớp, phong thấp, đau khớp, mụn lở,… là những công dụng của phòng phong.8
7. Cam thảo
Từng loại cam thảo sẽ có một công dụng khác nhau, cụ thể:9
- Cam thảo bắc: dạng sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, mụn nhọt, viêm họng, đau dạ dày, tiêu chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, kém ăn, thân thể mệt mỏi. Hiện nay, sau những nghiên cứu khoa học, cam thảo bắc còn có những công dụng như: chữa loét dạ dày và ruột, chữa bệnh Addison.
- Cam thảo dây: phần cây và lá của cam thảo dây được dùng chữa ho, giải cảm, giải độc, điều hòa cho các vị thuốc khác. Ngoài ra, nó còn dùng để trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Hạt được dùng ngoài sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt nhanh chóng vỡ mủ. Với công dụng này, tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa. Đây là vị thuốc có độc và cần chú ý khi sử dụng.
- Cảm thảo đá bia: theo kinh nghiệm của người dân địa phương ở vùng núi Đá Bia, cam thảo này được dùng làm thuốc chữa ho thay vị cam thảo bắc.
- Cam thảo đất: loại cam thảo này được dùng thay vị cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể, phần cây còn dùng chữa ho, viêm họng, ban sởi, rong kinh.
8. Xuyên khung
Xuyên khung: được dùng để chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, phong thấp, nhức mỏi, bụng đầy trướng, ung nhọt, phụ nữ sau sinh bị rong huyết kéo dài.10
9. Sinh địa
Sinh địa hay còn gọi là địa hoàng, có công dụng chữa âm hư, người phát nóng về buổi chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, thổ huyết, tăng chảy máu, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng, tâm thần không yên.11
10. Bạch thược
Bạch thược có công dụng chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp với lực quá mạnh. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chữa lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, hoa mắt, đau đầu, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, đổ mồ hôi trộm, khó tiểu.12
11. Đỗ trọng
Vỏ cây đỗ trọng có công dụng điều trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi chân hay đầu gối, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp, liệt dương, di tinh, đau bụng thai kỳ, ra huyết do động kinh, tiểu đêm, bại liệt. Ngoài ra, đỗ trọng còn được dùng để điều trị phù và những bệnh về thận, gan, bệnh thống phong. Nếu dùng ngoài thì vị thuốc này có tác dụng chữa bệnh ngoài da.13
12. Ngưu tất
Ngưu tất dạng sống giúp chữa sưng đau cổ họng, mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sỏi thận, kế kinh, bụng dưới kết hòn cục, khó sinh hoặc nhau thai không ra sau khi sinh em bé, ứ huyết gây đau bụng sau sinh, chấn thương, ứ máu bầm, nhức mỏi đầu gối.14
13. Bạch linh
Bạch linh thường được biết đến tên gọi phục linh. Dược liệu thường được dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu, chữa phù thũng, trướng bụng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn uống kém, an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ.15
14. Đảng sâm
Rễ cây đảng sâm chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, khát nước, suy nhược do ốm lâu, sa tử cung, băng huyết, rong kinh, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, phù chân, đau chân.16
Ngoài ra, đảm sâm còn được dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, lợi tiểu, tiêu đờm.16
Tác dụng của Didicera
Didicera có công năng bổ khí huyết, trừ phong thấp, bổ can thận.1 2
Thuốc Didicera mang lại các công dụng điều trị sau:1
- Đau, viêm thần kinh ngoại biên: đau vai gáy, thần kinh tọa.
- Viêm khớp, đau nhức xương khớp.
- Đau mỏi lưng.
Cách dùng và liều dùng Didicera
Cách dùng
Didicera được điều chế dưới dạng viên nang hoặc viên hoàn, dùng đường uống. Khi sử dụng thuốc, người dùng có thể uống kèm với nước và nên uống thuốc sau bữa ăn để đảm bảo độ hấp thu.
Liều dùng
Liều dùng của dạng viên hoàn 5g được nhà sản xuất khuyến cáo như sau:1
- Dùng 1 – 2 gói 5g/lần, dùng 3 lần mỗi 24 giờ.
- Thời gian sử dụng từ 1 đến 2 tháng.
- Điều trị nhắc lại sau 3 – 4 tháng, có thể ngắn hơn tùy vào tình trạng của người bệnh.
Liều dùng của viên nang được nhà sản xuất khuyến cáo như sau:2
- Uống 2 – 3 viên/lần, ngày uống 3 lần.
- Từ 1 đến 2 tháng là khoảng thời gian cho điều trị thông thường.
- Có thể tăng liều tùy theo tình trạng người bệnh. Tuy nhiên, tốt nhất cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi điều chỉnh liều.
Tác dụng phụ của Didicera
Hiện nay, nhà sản xuất chưa ghi nhận về tác dụng phụ trong quá trình sử dụng Didicera. Nếu người dùng có gặp bất kỳ phản ứng không mong muốn nào khi dùng, cần liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
Tương tác thuốc
Tương tự như tác dụng phụ, tương tác giữa Didicera và các loại thuốc khác cũng chưa được đề cập trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình sử dụng, người dùng nếu đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng khác và có nhu cầu sử dụng Didicera thì cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ về cách dùng, liều dùng cho phù hợp.
Đối tượng chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Didicera với những đối tượng sau:1 2
- Người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Người bệnh phong thấp thể nhiệt.
Phụ nữ cho con bú có sử dụng Didicera được không?
Theo nhà sản xuất, Didicera dạng viên hoàn có thể sử dụng được với phụ nữ cho con bú.1
Thận trọng
Hiện nay, nhà sản xuất vẫn chưa đưa ra thông tin về những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Didicera.
Xử lý khi quá liều
Chưa ghi nhận, cũng như chưa có bất kỳ báo cáo nào về phản ứng không mong muốn khi sử dụng quá liều Didicera.
Trường hợp quá liều và gặp phải phản ứng phụ, người dùng cần ngưng dùng thuốc ngay và liên hệ cơ sở y tế đẻ được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trường hợp quên liều Didicera
Nếu quên liều Didicera, người dùng có thể uống bổ sung ngay nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra đã gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua và chờ đến liều tiếp. Người dùng không nên tự ý tăng liều gấp đôi vì có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý gì khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình dùng thuốc, người dùng cần:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống.
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn từ dược sĩ, bác sĩ.
Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo
- Nhiệt độ không quá 30°C.
- Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em để tránh trường hợp bé sử dụng sai cách, sai liều.
Didicera giá bao nhiêu?
Hiện nay, Didicera được bán với giá trung bình khoảng 40.000 VNĐ/hộp 10 gói x viên hoàn 5g. Giá này chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực tế còn phụ thuộc vào thời điểm mua thuốc, chính sách giá cả của đơn vị bán.
Trên đây là bài viết về Didicera. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Didicera dạng viên hoànhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/07/to-huong-dan-su-dung-thuoc-didicera.jpg
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Didicera dạng viên nanghttps://cdn.drugbank.vn/1557118594147_136%28201%29.pdf
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 807 – 810.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=806
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 801 – 803.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=799
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 781 – 784. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=779
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 545 – 553. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=543
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 834 – 836. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=832
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 522 – 524.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=520
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 326 – 336. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=325
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 1133 – 1137. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=1131
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 774 – 781.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=773
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 158 – 161.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=157
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 800 – 807.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=799
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 430 – 435.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=428
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 526 – 529.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=524
Ngày tham khảo: 27/07/2023
-
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 739 – 743.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=738
Ngày tham khảo: 27/07/2023