YouMed

Những lưu ý giúp hệ hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công

bác sĩ nguyễn ngọc mai
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai
Chuyên khoa: Nhi

Tuy đã trải qua một khoảng thời gian xác lập trạng thái “bình thường mới”. Nhưng hẳn là các mẹ vẫn đang khá lo lắng khi con sắp quay lại trường học sau kỳ nghỉ Tết. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc tuân thủ “5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” theo chỉ thị Bộ Y Tế là việc cần tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, các mẹ cần giúp con tăng cường sức khỏe hệ hô hấp để giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công. Sau đây, bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những lưu ý giúp hệ hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh.  

Hệ hô hấp và các bệnh lý đường hô hấp

Hệ hô hấp đảm nhận vai trò trao đổi khí cacbonic và oxy. Và được chia ra thành: đường hô hấp trên (gồm: mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản) và đường hô hấp dưới (gồm: khí quản, phế quản, phế nang). Vi khuẩn, virus, thậm chí là các bệnh lý tự miễn đều có thể ảnh hưởng lên hệ hô hấp.1

Các bệnh/tình trạng ở đường hô hấp trên1

  • Dị ứng: Có nhiều loại dị ứng, gồm dị ứng thực phẩm, dị ứng theo mùa và thậm chí dị ứng da. Đều có thể ảnh hưởng lên đường hô hấp trên. Triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ (chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng) đến nặng (sốc phản vệ, ngưng thở).
  • Cảm lạnh thông thường: Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể do hơn 200 loại virus gây ra. Các triệu chứng bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,…
  • Viêm thanh quản: Là tình trạng xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh bị viêm. Triệu chứng thường gặp nhất là mất giọng và ngứa họng.
  • Viêm họng: Là tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Đau, ngứa và khô cổ họng là triệu chứng chính của bệnh. Cũng có thể đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm như chảy nước mũi, ho hoặc khò khè.
  • Viêm xoang: Có thể cấp hoặc mạn tính, đặc trưng bởi các màng trong khoang mũi và xoang bị sưng, viêm. Các triệu chứng bao gồm tắc nghẽn các xoang, dịch nhầy,…

Các bệnh/tình trạng ở đường hô hấp dưới1

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Hệ hô hấp của trẻ có thể bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý đường hô hấp
Hệ hô hấp của trẻ có thể bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý đường hô hấp

Sau khi đã hiểu được cấu tạo hệ hô hấp và các bệnh lý thường gặp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem liệu có cách nào để bảo vệ hệ hô hấp cho con và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh không.

Tập thể dục, thể thao – tăng cường sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể cũng như phổi bé khỏe hơn. Giúp tăng lượng oxy đến các tế bào của cơ thể. Ngoài ra còn giúp bé trở nên năng động, linh hoạt, nhanh nhẹn. Và cải thiện được cả giấc ngủ cũng như chiều cao.2 3

  • Chạy bộ: Chạy bộ là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng vô cùng hiệu quả. Trẻ có thể chạy bất kỳ đâu. Từ trong nhà đến ngoài trời. Thậm chí là chạy xung quanh bàn, chạy lên xuống các bậc cầu thang chung cư. Có thể thay đổi các hình thức chạy bộ khác nhau như: phối hợp chạy bộ với các trò chơi vận động, chạy tiếp sức, hay chạy nhanh tại chỗ, chạy nâng cao gối, chạy gót chạm mông,…
  • Nhảy: Nhảy giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sức bền. Và trẻ nào lại không thích thi đấu cùng bạn bè, anh chị em. Thậm chí là người lớn để xem ai nhảy cao hơn? Có nhiều kiểu nhảy khác nhau: như nhảy lò cò, nhảy kết hợp vượt chướng ngại vật, jumping jack,… 
  • Chơi với bóng: Có một số trò chơi với bóng, mà trẻ có thể chơi trong nhà như quăng bóng vào giỏ đựng quần áo, ném bóng vào mục tiêu có sẵn, bắt bóng, ném, lăn, đá bóng vào tường,… Nhưng mẹ lưu ý nên lựa chọn không gian an toàn (nơi không chứa các vật dụng dễ vỡ). Lựa chọn bóng mềm (bóng yoga, bóng xốp,…) nếu cho trẻ chơi trong nhà. 
Cho trẻ vận động thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp
Cho trẻ vận động thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

Vệ sinh mũi hàng ngày

Các mẹ đã giúp con tăng cường sức khỏe cơ thể lẫn hệ hô hấp bằng việc tập thở và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Do đó mà, việc vệ sinh mũi hàng ngày lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng.4

Chăm sóc mũi đúng cách ngoài việc giúp hạn chế lây nhiễm SARS-CoV-2. Mà còn giúp hạn chế nhiễm các virus đường hô hấp khác. Cũng như loại bỏ được những bụi bẩn trong không khí.4 

Bạn có thể sử dụng dung dịch dùng vệ sinh mũi hàng ngày là nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước biển sâu. Nước biển sâu với thành phần gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng. Nên có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, phục hồi niêm mạc suy yếu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp.

Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé giúp phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé giúp phòng tránh các bệnh đường hô hấp

Bạn nên lựa chọn sản phẩm chai xịt với 3 đặc điểm như:

  • Áp lực xịt êm ái, hạt sương mịn, đều và liên tục.
  • Đầu xịt van 1 chiều nhằm tránh hiện tượng nhiễm khuẩn ngược vào bên trong.
  • Có thể xịt ở mọi tư thế dễ dàng.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp khác

Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, mẹ cần cho con thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn. 

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là rửa tay đúng cách và thường xuyên với xà phòng, cũng như hạn chế chạm tay lên mặt.5

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý:6

  • Tránh cho con đến những nơi đông người. Nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp.
  • Hướng dẫn cho bé vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh nhiễm trùng từ khoang miệng.
  • Giữ khoảng cách với trẻ khi đang bệnh.

Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ che mũi miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho, hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã dùng và rửa tay sạch sẽ.6

Tóm lại, để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Mẹ cũng cần hướng dẫn cho con tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp mẹ thêm những giải pháp hiệu quả để bảo vệ con khỏi những bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là virus SARS-CoV-2.

Xem thêm: Nước biển sâu Xisat XP cho trẻ em và người lớn và những điều cần biết

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. All About the Human Respiratory Systemhttps://www.healthline.com/health/respiratory-system

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  2. Exercise and Lung Healthhttps://www.lung.org/lung-health-diseases/wellness/exercise-and-lung-health

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  3. 10 Easy Exercises for Kidshttps://www.verywellfamily.com/easy-exercises-for-kids-1257391

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  4. Hướng dẫn xịt mũi, súc họnghttps://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/huong-dan-xit-mui-suc-hong-cf4a6fd5566afc68c724be7f67625b77.html

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  5. 5 Ways to Keep Your Lungs Healthy and Wholehttps://www.healthline.com/health/understanding-idiopathic-pulmonary-fibrosis/ways-to-keep-your-lungs-healthy-and-whole

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  6. Advice for the public: Coronavirus disease (COVID-19)https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người