YouMed

Suy thận cấp độ 4 sống được bao lâu và có chữa được không?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Bệnh thận mạn giai đoạn 4 cho thấy chức năng thận bị mất nghiêm trọng. Ở giai đoạn này điều quan trọng là phải quản lý sức khỏe của bạn tốt nhất có thể. Mục đích là để duy trì chức năng thận và bắt đầu lập kế hoạch ghép thận hoặc lọc máu. Trong bài viết sau đây, ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về tình trạng suy thận cấp độ 4. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp độ 4

Tổn thương thận ở 3 giai đoạn trước đó thường là tiền đề cho sự tiến triển đến giai đoạn 4. Ở mỗi giai đoạn, số lượng nephron (đơn vị chức năng thận) bị tổn thương ngày càng nhiều dẫn đến xơ hóa và không thể hồi phục. Ngoài ra, suy thận cấp độ 4 chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính là:

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy thận tiến triển đến giai đoạn 4. Đái tháo đường lâu ngày dẫn đến xơ vữa, làm hẹp các mạch máu lớn. Và tạo ra các chất oxy hóa làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thân. Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến thận quá tải. Vì vậy chức nặng thận suy giảm, gây rò rỉ albumin niệu và sau cùng là xuất hiện của protein niệu.1

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương, phá hủy các mạch máu trong cơ thể. Vì vậy làm giảm lượng máu đến thận và các cơ quan khác. Tình trạng huyết áp tăng sẽ dần làm giảm mức lọc cầu thận. Hậu quả là các chất cặn bã, độc hại không được đào thải mà tích tụ trong mạch máu. Nước cũng bị ứ lại trong mạch máu lâu ngày và khiến huyết áp tiếp tục tăng. Đây được gọi là một vòng xoắn bệnh lý.2

Tăng huyết áp vừa là một trong những nguyên nhân gây suy thận vừa là biến chứng của nó
Tăng huyết áp vừa là một trong những nguyên nhân gây suy thận vừa là biến chứng của nó

Các bệnh lý thận

Các bệnh lý liên quan thận như nhiễm trùng thận, viêm thận, viêm cầu thận… đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy thận cấp độ 4. Nếu có các bệnh lý trên nghĩa là thận đang không hoạt động bình thường. Người bệnh cần được điều trị đúng cách để không làm tình trạng bệnh nặng thêm và dẫn đến suy thận.3

Dấu hiệu nhận biết suy thận cấp độ 4

Suy thận giai đoạn 4 là giai đoạn mà thận đã tổn thương nghiêm trọng, và có mức lọc cầu thận (GFR) từ 15–29 ml/phút. Trong suy thận cấp độ 4, các triệu chứng có thể có gồm:4

  • Triệu chứng phù toàn thân.
  • Thường xuyên mệt mỏi.
  • Xuất hiện triệu chứng đau vùng lưng dưới.
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ.
  • Tiểu nhiều, nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm hơn bình thường.
Suy thận cấp độ 4 có thể gây ra tình trạng phù nề toàn thân
Suy thận cấp độ 4 có thể gây ra tình trạng phù nề toàn thân

Biến chứng của suy thận cấp độ 4

Ở suy thận giai đoạn 4, chức năng thận đã bị giảm sút và có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:5 6

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp vẫn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy thận. Bên cạnh đó, nó được cho là góp phần làm tăng tốc độ suy giảm chức năng thận, các bệnh tim mạch (Cardiovascular Disease, CVD) và các tình trạng tử vong liên quan.
  • Các biến chứng liên quan tim mạch: CVD là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn. Tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng của biến chứng này tăng lên khi chức năng thận suy giảm.
  • Thiếu máu.
  • Các bệnh về xương như loãng xương.
  • Một số biến chứng do tình trạng giữ nước, giữ muối trong cơ thể: phù nề, gây tăng huyết áp từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch.
  • Triệu chứng tăng ure máu có thể gây ra một loạt các tình trạng như: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn chức năng tình dục…

Suy thận cấp độ 4 có chữa được không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh thường thắc mắc. Một khi đã được chẩn đoán là bệnh thận mạn, thì tổn thương không thể phục hồi lại. Nghĩa là không thể điều trị để chức năng thận trở về 100%. Việc điều trị chỉ giúp bảo tồn và ngăn ngừa không làm bệnh tiến triển thêm đến giai đoạn cao hơn.6

Các phương pháp điều trị hiện đại ngày nay như ghép thận hay chạy thận nhân tạo chỉ giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Đồng thời cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.

Chẩn đoán suy thận cấp độ 4

Các phương pháp chẩn đoán suy thận bao gồm:7

Xét nghiệm máu, nước tiểu

Bệnh thận mạn phát triển khi thận không thể lọc chất thải và điều chỉnh sự cân bằng nội môi. Vì vậy, chức năng thận có thể được chẩn đoán bằng cách đo chất đánh dấu, tăng hoặc giảm khi thận bị suy. Thông thường sẽ làm các xét nghiệm sau để đánh giá chức năng thận:

  • Creatinine huyết thanh (SCr).
  • Mức lọc cầu thận (GFR).
  • Albumin niệu, creatinine niệu.
  • Tổng phân tích nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán các cấp độ suy thận
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán các cấp độ suy thận

Hình ảnh học

Siêu âm

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh học được ưa chuộng. Một kỹ thuật mới hơn là siêu âm mDoppler màu có thể được sử dụng để xác định các cục máu đông, khe hoặc vỡ trong các mạch máu thận.

X-quang

X-quang chủ yếu được sử dụng để đánh giá kích thước của sỏi thận nếu có. Hoặc để đo kích thước và hình dạng của thận.

Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể hữu ích trong việc phát hiện ung thư, áp xe, và sự tích tụ chất lỏng xung quanh thận. Có thể được sử dụng trên những bệnh nhân béo phì mà kết quả siêu âm không rõ ràng.

MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI) hữu ích như chụp CT, nhưng MRI có khả năng gây tử vong ở những người có chức năng thận kém. Chi phí chụp MRI cũng cao hơn và thời gian chuẩn bị cũng lâu hơn.

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là lấy một mẫu mô của thận để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể qua da hoặc sinh thiết hoặc mở. Sinh thiết thận có thể được chỉ định trong một số trường hợp nhất định:

  • Bệnh thận không rõ nguyên nhân.
  • Tiểu máu.
  • Tiểu protein nặng kèm theo các dấu hiệu khác của suy thận. Hay còn gọi là hội chứng thận hư.
  • Có chấn thương thận.
  • Có khối u thận.

Cách điều trị suy thận cấp độ 4

Bệnh thận mạn giai đoạn 4 thường điều trị bằng các phương pháp như:8

Ghép thận

Ghép thận là phương pháp đưa một quả thận khỏe mạnh khác vào cơ thể người bệnh. Thận này có thể từ một người đã qua đời hoặc từ một người hiến tặng còn sống.

Nếu ghép thận, bạn sẽ cần các uống thuốc để ngăn cơ thể “từ chối” quả thận mới. Đây gọi là tình trạng thải ghép. Nếu thải ghép xảy ra, bạn cần phải lọc máu và có thể phải cân nhắc việc cấy ghép lần thứ hai. Những người ghép thận vẫn mắc bệnh thận mãn và thường phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời.

Lọc máu

Lọc máu là một phương pháp điều trị nhằm loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu. Nó còn được gọi là chạy thận nhân tạo. Nó có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại trung tâm lọc máu. Thông thường thời gian điều trị tại trung tâm là từ 3 – 5 giờ và 3 lần một tuần. Nếu thực hiện hàng ngày, thời gian điều trị sẽ là 1,5 – 2 giờ.

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc là một phương pháp điều trị tại nhà có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Lọc màng bụng cần được thực hiện hàng ngày. Với phương pháp này, máu được làm sạch từ bên trong cơ thể chứ không phải bên ngoài như phương pháp lọc máu.

Xem thêm: Bệnh thận và cách chữa bạn không nên bỏ qua

Thói quen tốt cho người suy thận cấp độ 4

Thay đổi lối sống

Bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 cần thay đổi lối sống để giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận. Một số phương pháp bao gồm:4

  • Không hút thuốc. Hút thuốc lá làm tổn thương các mạch máu lớn nhỏ, tăng nguy cơ đông máu, đau tim, đột quỵ. Nếu bạn gặp khó khăn khi cai thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để được cho lời khuyên về kế hoạch cai thuốc phù hợp.
  • Tập thể dục. Người bệnh cần tập thể dục 30 phút mỗi ngày và đều đặn ít nhất 5 ngày một tuần.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám thường xuyên và nói cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng mới hay tồi tệ hơn của bạn.
Thường xuyên vận động và xây dựng lối sống lành mạnh giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận
Thường xuyên vận động và xây dựng lối sống lành mạnh giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh thận mạn phụ thuộc vào các tình trạng đi kèm khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Nhìn chung, một chế độ ăn uống cho bệnh thận nên:4

  • Ưu tiên thực phẩm tươi sống hơn sản phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa và đường tinh chế.
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều kali nếu lượng kali máu của bạn quá cao. Một số loại thực phẩm có chứa lượng kali cao như chuối, dưa, cam, khoai tây, cà chua,…

Trên đây là bài viết về chủ đề suy thận cấp độ 4. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như một số phương pháp điều trị. Nếu có thắc mắc hoặc lo lắng về bệnh tình của mình, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diabetes and Chronic Kidney Diseasehttps://www.cdc.gov/diabetes/managing/diabetes-kidney-disease.html#:~:text=Each%20kidney%20is%20made%20up,which%20can%20damage%20kidneys%20too.

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  2. How High Blood Pressure Can Lead to Kidney Damage or Failurehttps://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/health-threats-from-high-blood-pressure/how-high-blood-pressure-can-lead-to-kidney-damage-or-failure

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  3. Chronic kidney diseasehttps://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  4. What to Know About Stage 4 Kidney Diseasehttps://www.healthline.com/health/stage-4-kidney-disease

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  5. Complications of chronic kidney disease: current state, knowledge gaps, and strategy for actionhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6341007/

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  6. Stage 4 Kidney Disease: What to Expecthttps://www.verywellhealth.com/stage-4-kidney-disease-5216792#toc-side-effects

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  7. How Chronic Kidney Disease Is Diagnosedhttps://www.verywellhealth.com/chronic-kidney-disease-diagnosis-2085835#toc-imaging

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  8. Key Points: Living With Stage 4 Kidney Diseasehttps://www.kidney.org/patients/peers/stage4#failure

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người