YouMed

Hướng dẫn bài tập và chế độ ăn cho người bị trĩ

Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên
Tác giả: Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên
Chuyên khoa: Đa khoa

Trong điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, việc thay đổi lối sống trong ăn uống và hoạt động thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chế độ ăn hợp lý và các bài tập phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa tái phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy có những bài tập và chế độ ăn cho người bị trĩ nào? Hãy cùng Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn chế độ ăn cho người bị trĩ

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh trĩ. Bằng cách duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón. Đây là nguyên nhân chính gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, gây sưng và viêm, từ đó dễ dàng dẫn đến bệnh trĩ.

Được tài trợ
Ginko Fort điều trị trĩ, suy tĩnh mạch - mạch bạch huyết

Ginko Fort điều trị trĩ, suy tĩnh mạch - mạch bạch huyết

Giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, và cải thiện dòng máu đến các bộ phận cơ thể.

Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, giúp phân di chuyển nhanh hơn qua ruột già và tăng giữ nước trong ruột, làm mềm phân và giúp đi tiêu dễ dàng hơn.1

1. Người bệnh trĩ nên ăn gì?

Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Với những lợi ích của chất xơ được nêu trên, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau đây:2

Lưu ý, nên tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn để cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi. Tránh tăng đột ngột lượng chất xơ vì có thể gây đau dạ dày và đầy hơi.

Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bổ sung nước đầy đủ

Uống 8 – 10 ly nước (ly 200ml) mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm mềm phân.

2. Người bị trĩ kiêng ăn gì?

Trong chế độ ăn cho người bị trĩ, cần hạn chế các loại thực phẩm ít chất xơ, gây táo bón hoặc kích ứng vùng hậu môn. Điều này giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị hiệu quả, mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân. Thực phẩm ít chất xơ cần tránh bao gồm:

  • Sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm như sữa, phô mai có thể gây khó tiêu và táo bón nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và các loại thịt đỏ khác thường chứa ít chất xơ và có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Thực phẩm chiên: Các món chiên và thức ăn nhanh thường có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu và táo bón.
  • Thực phẩm nhiều muối: Các món ăn chế biến sẵn, đồ hộp chứa nhiều muối có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Đồ ăn cay nóng: Ớt, tiêu và các gia vị cay có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn, làm tình trạng viêm và sưng tấy nặng hơn.
  • Thức uống chứa caffeine: Cà phê, trà và các loại nước ngọt chứa caffeine có thể làm mất nước cơ thể, góp phần gây táo bón.
  • Rượu bia: Chúng không chỉ làm mất nước cơ thể mà còn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, làm nặng hơn triệu chứng bệnh trĩ.

Hướng dẫn các bài tập chữa bệnh trĩ

Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu, giảm triệu chứng và ngăn ngừa táo bón. Các bài tập giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.3

Sau đây là một số lời khuyên về nguyên tắc luyện tập và gợi ý bài tập phù hợp cho người bị trĩ.

Nguyên tắc tập luyện4

1. Khởi động đúng cách

Hãy dành ít nhất 5-10 phút để khởi động với các động tác nhẹ nhàng. Điều này giúp hạn chế căng cơ hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập.

Người bệnh có thể bắt đầu bằng một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng và ít tốn sức. Sau đó tăng dần cường độ theo thời gian.

2. Mặc quần áo thích hợp

Người bệnh nên tránh mặc quần áo quá chật hoặc bó chặt quanh eo, hậu môn. Hãy chọn quần áo vừa vặn, thoáng khí để giảm áp lực lên vùng hậu môn và đảm bảo sự thoải mái khi tập luyện.

3. Giữ đủ nước

Mất nước có thể dẫn đến táo bón, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy, hãy uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để cơ thể hoạt động tốt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Gợi ý một số bài tập cho người bệnh trĩ

Một số bài tập giúp cải thiện bệnh trĩ bao gồm:3 5

1. Bài tập tim mạch

Các bài tập tim mạch không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu, mà còn đẩy nhanh quá trình chữa lành và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.

Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay bơi lội,… là những bài tập tim mạch mà người bệnh có thể tham gia. Ngoài những lợi ích trên, các bài tập này còn có thể giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Người bị trĩ có thể chạy bộ vừa sức để rèn luyện sức khỏe và hạn chế triệu chứng của bệnh
Người bị trĩ có thể chạy bộ vừa sức để rèn luyện sức khỏe và hạn chế triệu chứng của bệnh

2. Bài tập dưới nước như bơi lội, aerobic dưới nước

Các bài tập dưới nước ấm có tác dụng làm giảm đau do trĩ, đồng thời tăng cường các cơ liên quan đến chức năng tiêu hóa. Cụ thể, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước có thể tăng cường cơ bụng và lưng dưới, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Tập thể dục nhịp điệu dưới nước là một trong những bài tập tốt cho người bị trĩ
Tập thể dục nhịp điệu dưới nước là một trong những bài tập tốt cho người bị trĩ

3. Bài tập Kegel và các bài tập tương tự cho cơ sàn chậu

Tăng cường cơ sàn chậu thông qua các bài tập Kegel giúp thư giãn cơ thắt hậu môn. Từ đó hỗ trợ việc đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm căng thẳng.

Bài tập Kegel cho người bệnh trĩ
Bài tập Kegel cho người bệnh trĩ

4. Yoga

Yoga giúp tăng cường mô bụng và trực tràng, cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng khi đi tiêu. Một số tư thế yoga phù hợp cho người bệnh trĩ bao gồm:

  • Tư thế đặt chân lên tường: Giúp lưu thông máu tốt hơn đến hậu môn, giảm triệu chứng trĩ và ngăn ngừa căng thẳng do rặn khi đi tiêu.
  • Tư thế xả hơi: Giảm đầy hơi, táo bón và đau do trĩ, cải thiện tiêu hóa.
  • Tư thế con bướm: Tăng cường và cải thiện sự linh hoạt ở đùi trong, háng và đầu gối. Kích thích các cơ quan bụng và làm dịu sự khó chịu về tiêu hóa.
Các tư thế yoga cho người bệnh trĩ
Các tư thế yoga cho người bệnh trĩ

Bài tập người bị trĩ cần tránh

Nếu người bệnh muốn hạn chế cơn đau trĩ, hãy tránh các bài tập gây áp lực lớn lên vùng hậu môn, vùng bụng hoặc trực tràng như:6

  1. Nâng tạ nặng: Các động tác nâng tạ nặng có thể gây áp lực lớn lên vùng bụng và trực tràng. Dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch và gây đau.
  2. Động tác squat: Nó có thể gây áp lực không cần thiết lên vùng hậu môn, làm tình trạng trĩ trở nên tồi tệ hơn.
  3. Các hoạt động gây áp lực lên vùng nhạy cảm: Cưỡi ngựa, chạy xe đạp đường dài có thể gây áp lực trực tiếp lên vùng hậu môn, làm tăng cảm giác khó chịu và đau đớn.

Những lưu ý để việc điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả

Phát hiện sớm bệnh trĩ là yếu tố then chốt giúp tăng hiệu quả điều trị. Khi có các triệu chứng như ngứa, đau rát vùng hậu môn, chảy máu khi đi tiêu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh trĩ: Liệu bạn có đang mắc căn bệnh này?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong điều trị bệnh trĩ, việc thay đổi lối sống trong chế độ ăn uống và luyện tập thường được khuyến nghị. Bên cạnh đó, thuốc có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được cân nhắc.

Đối với bệnh nhân trĩ cấp độ vừa và nhẹ, việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó, sự kết hợp Ginkgo biloba + heptaminol + troxerutin (như trong thuốc Ginkor Fort) cho thấy hiệu quả đáng kể trong điều trị triệu chứng của cơn trĩ cấp và phòng ngừa bệnh tái phát.7

Trên đây là thông tin về bài tập và chế độ ăn cho người bị trĩ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp việc điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Which foods to eat and avoid to help treat and prevent pileshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/hemorrhoids-high-fiber-diet#how-diet-can-help

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  2. Lifestyle changes - Piles (haemorrhoids)https://www.guysandstthomas.nhs.uk/health-information/piles-haemorrhoids/lifestyle-changes

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  3. 6 Exercises to Treat (and Prevent) Hemorrhoidshttps://www.healthline.com/health/exercises-for-hemorrhoids

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  4. Working Out With Hemorrhoids: Is It a Good Idea?https://lacolon.com/article/working-out-with-hemorrhoids-is-it-a-good-idea

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  5. Exercises For Hemorrhoids: 5 Best Options To Deal With Discomforthttps://healthmatch.io/hemmorhoids/exercises-for-hemorrhoids

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  6. How to Exercise When You Have Hemorrhoidshttps://losangeleshemorrhoidclinic.com/how-to-exercise-when-you-have-hemorrhoids/

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

  7. Ginkgo biloba, troxerutin and heptaminol chlorhydrate combined treatment for the management of venous insufficiency and hemorrhoidal criseshttps://www.europeanreview.org/article/29309

    Ngày tham khảo: 06/09/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người