YouMed

Cùng tìm hiểu về chất điện giải và giá trị của chất điện giải

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Chuyên khoa: Phục hồi chức năng

Chúng ta đều biết rằng, não, tim, phổi, thận … đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có biết đến vai trò của những chất điện giải rất nhỏ bé trong cơ thể không? Thật vậy, chất điện giải có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, duy trì cân bằng nội môi, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy chất điện giải là gì? Có bao nhiêu chất điện giải? Chất điện giải hoạt động như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân.

Chất điện giải là gì?

Chất điện giải là những hạt mang điện tích được hòa tan trong các chất dịch của cơ thể tạo ra các ion tích điện. Một số ion sẽ tích điện dương và một số ion tích điện âm.

Có bao nhiêu loại chất điện giải trong cơ thê người?

Các chất điện giải được tìm thấy trong cơ thể bạn bao gồm:

  • Natri.
  • Kali.
  • Clorua.
  • Canxi.
  • Magiê.
  • Phốt phát.
  • Bicarbonate.

Những chất điện giải này cần thiết cho các quá trình khác nhau của cơ thể. Mỗi chất điện giải sẽ có chức năng, vai trò riêng của nó đối với cơ thể con người. Thông thường, những chất điện giải thường được bác sĩ đo bằng xét nghiệm màu bao gồm: natri, kali, clorua và bicarbonat.

Giá trị bình thường của các chất điện giải trong máu

Chất điện giải Natri Kali Clorua Magie Canxi Bicarbonate
Giá trị bình thường 135 – 145 mmol/L 3.5 – 5.5 mmol/L 95 – 108 mmol/L 0.8 – 1 mmol/L 2.2 – 2.6 mmol/L 22 – 30 mmol/L

Chức năng của các chất điện giải

Natri

Natri là ion dương (cation) chủ yếu trong chất dịch ở ngoài tế bào. Kí hiệu hóa học của natri là Na⁺. Phần lớn Natri được tá hấp thu ở ruột và thận. Để đảm bảo hằng định nội môi, lượng Natri đưa vào phải cân bằng với lượng Natri thải ra. Lượng Natri đưa vào cơ thể tùy thuộc thói quen ăn uống của mỗi người. Nếu tiêu thụ một lượng lớn muối có thể gây hại cho cơ thể. Đặc biệt là người tăng huyết áp.

Khi kết hợp với clorua, chất tạo thành là muối ăn NaCl. Natri dư thừa (chẳng hạn như có được từ các nguồn thực phẩm) được bài tiết qua nước tiểu. Natri có vai trò điều chỉnh tổng lượng nước trong cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự mất dịch, giúp cân bằng độ pH.

Nhiều quá trình trong cơ thể, đặc biệt là trong não, hệ thần kinh và cơ bắp, đòi hỏi các tín hiệu điện để liên lạc. Sự chuyển động của natri rất quan trọng trong việc tạo ra các tín hiệu điện này.

Kali

Ngược lại, kali là ion dương (cation) chủ yếu trong tế bào. Kí hiệu hóa học của kali là K⁺. Lượng Kali đưa vào cơ thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Hầu hết nó được tái hấp thu ở ruột, một lượng rất ít theo phân bài tiết ra ngoài.

Ở tế bào kali có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng lượng axit, duy trì áp suất thẩm thấu và giữ lại nước cho tế bào. Tăng cường hoạt động của enzym lên chuyển hóa của tế bào. Kali còn có chức năng quan trọng là điều hòa nhịp tim, chức năng của cơ bắp. Điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh.

Clorua

Clorua là in mang điện tích âm (anion) được tìm thấy trong chất dịch ngoài tế bào và trong máu. Kí hiệu hóa học là Cl. Đây là khoáng chất chủ yếu của dịch cơ thể. Là ion âm chủ yếu của máu, chiếm khoảng 70% tổng hàm lượng ion âm của cơ thể.

Lượng cung cấp clorua chủ yếu là muối ăn. Ngoài ra còn có tảo bẹ, ô liu, cà chua, rau diếp, cần tây…, tuy nhiên với lượng không lớn.

Clorua đóng một vai trò trong việc giúp cơ thể duy trì sự cân bằng bình thường của chất lỏng. Sự tăng hoặc giảm đáng kể trong clorua có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.

Magie

Magie là ion dương (cation), có nhiều trong xương và mô mềm, là cation chính của tế bào sau Kali. Kí hiệu hóa học là Mg⁺⁺. Magie có nhiều trong thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, được thu chủ yếu tại ruột non.

Nó giúp điều chỉnh nồng độ chất khuếch tán, lipid và protein trong cơ thể. Cũng là nguyên tố đảm bảo cho quá trình co cơ và dẫn truyền thần kinh diễn ra hiệu quả.

Canxi

Canxi là ion dương (cation). Kí hiệu hóa học là Ca⁺⁺. Là chất điện giải quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các enzym, giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương và răng. Đảm bảo quá trình đông máu và hoạt động của các hệ cơ.

Bicarbonate

Bicarbonate là một ion âm (anion). Kí hiệu hóa học là HCO3⁻. Hoặc được biểu thị bằng nồng độ carbon dioxide (CO2). Ion bicarbonate hoạt động như một bộ đệm để duy trì mức độ axit (pH) bình thường trong máu và các chất lỏng khác trong cơ thể. Nồng độ bicarbonate được đo để theo dõi nồng độ axit của máu và dịch cơ thể.

Phosphat

Trong máu, phosphat hiện diện dưới dạng hữu cơ (phosphoprotein, phospholipid…). Và dạng vô cơ, đó là HPO4²⁻, H2PO4⁻.

Phosphat cần cho hoạt tính thần kinh cơ, sự bền vững của xương và răng, sử dụng vitamin nhóm B. Chuyển hóa glucid, protid, lipid, tham gia vào thăng bằng kiềm toan, và truyền những đặc điểm di truyền.

Mất cân bằng điện giải

Trong một số trường hợp, nồng độ chất điện giải trong máu của bạn có thể trở nên quá cao hoặc quá thấp. Điều này gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải. Rối loạn chất điện giải có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thậm chí có thể gây tử vong.

Nguyên nhân của mất cân bằng điện giải có thể là:

  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi khi sốt cao, vận động, tập thể dục thể thao
  • Các bệnh lý gây mất nước như tiêu chảy, nôn mửa, viêm đường tiêu hóa mạn tính…
  • Các rối loạn hoặc bệnh lý tại thận
  • Bỏng nặng
  • Những người bị chứng rối loạn ăn uống, chán ăn cũng có nguy cơ cao bị mất cân bằng điện giải
Tiêu chảy có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải

Xem thêm: Bệnh Tiêu chảy cấp: Hỏi bác sĩ sao cho đúng?

Dấu hiệu, triệu chứng của mất cân bằng điện giải

  • Suy kiệt, mệt mỏi
  • Tê và ngứa ran
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Yếu cơ, bụng chướng, chuột rút
  • Nhịp tim tăng, giảm hoặc không đều
  • Nôn mửa, co giật thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị mất cân bằng điện giải, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng của bạn.

Rõ ràng, những dấu hiệu hay triệu chứng trên là không đặc hiệu cho mất cân bằng điện giải. Chúng có thể gặp trong bất cứ bệnh lí nào khác. Mà hậu quả của mất cân bằng điện giải thì khôn lường. Vì vậy việc giữ cân bằng chất điện giải trong cơ thể là vô cùng cấp thiết và đáng lưu ý. Việc định lượng nồng độ ion điện giải cũng rất quan trọng để xác định phương hướng điều trị đối với các bệnh nhân bị rối loạn điện giải.

Cách bổ sung chất điện giải cho cơ thể

Trên thực tế, cách tốt nhất để bổ sung các chất cho cơ thể là thông qua đường ăn uống, tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên. Các loại thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh là nguồn bổ sung các chất điện giải cũng như vitamin, dinh dưỡng cho cơ thể.

Chúng ta đang sống trong mùa khí hậu nóng bức, rất dễ bị thiếu nước và điện giải qua mồ hôi. Vì vậy hãy quan tâm để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải ở mọi lứa tuổi. Các chất điện giải cần được tăng cường bổ sung trong các bệnh lý như:

  • Tiêu chảy cấp, nôn mửa.
  • Kiệt sức do nhiệt độ cao.
  • Sốt cao.
  • Ra mồ hôi nhiều.
  • Các vận động viên tập luyện với cường độ cao.

Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm có thể bổ sung chất điện giải cho cơ thể sau đây.

Thực phẩm giàu Natri

Natri là chất điện giải bị hao hụt nhiều nhất khi chúng ta ra mồ hôi. Vì vậy bạn cần biết những loại thực phẩm giàu natri để bổ sung. Những loại thực phẩm này là:

Muối chứa nhiều natri
Muối chứa nhiều natri

Muối giúp cơ thể giữ nước, và phòng tránh mất nước trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải bổ sung quá nhiều chất này. Các vận động viên có thể lựa chọn những món ăn có thêm muối như súp trước khi luyện tập. Để cung cấp đủ cho cơ thể lượng nước cần thiết và duy trì đủ nước trong quá trình luyện tập.

Bổ sung Kali

Kali được dung nạp vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, và có thể tăng giảm do cơ chế điều tiết của thận. Vì vậy  cần bổ sung bằng phương pháp tự nhiên, chú ý bảo vệ thận khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều kali như:

Đây đều là những thực phẩm dễ tìm và dễ kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình.

Chuối là thực phẩm chứa nhiều kali
Chuối là thực phẩm chứa nhiều kali

Thực phẩm giàu canxi

Canxi được cung cấp tự nhiên vào cơ thể thông qua ăn uống. Những thực phẩm giàu canxi như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Thủy sản.
  • Trứng.
  • Cá mòi.
  • Bông cải xanh.

Sữa là loại đồ uống hỗn hợp bao gồm cả carbohydrate, canxi, natri, kali cũng với nguồn protein chất lượng cao sẽ giúp các bó cơ hồi phục nhanh hơn. Hãy tăng cường những thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày như sữa (sữa bò hay sữa đậu nành) và ngũ cốc và sữa chua…

Những thực phẩm chứa Magie

Để bổ sung Magie, các chuyên gia khuyên bạn nên tăng cường các thực phẩm như:

Rau quả có màu xanh đậm như rau ngót, cải xanh, rau muống, mồng tơi…

  • Ngũ cốc nguyên cám.
  • Các loại quả hạch.
  • Bơ đậu phộng.
  • Các loại đậu khô.

Thực phẩm giàu Photpho

Để duy trì lượng photpho cần lưu ý các thực phẩm như sữa chua, trứng, thịt, cá, các loại đậu và hạt (hướng dương, hạnh nhân…).

Dung dịch bù điện giải Oresol

Dung dịch bù điện giải Oresol
Dung dịch bù điện giải Oresol

Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải nghiêm trọng, bạn có thể cần phải bổ sung thêm dung dịch bù điện giải Oresol. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì bổ sung nước đầy đủ,  nước cháo loãng, nước dừa… Các tình trạng bệnh thường gặp như: tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao…

Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần tuân thủ liều dùng Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

Xem thêm: Thuốc Oresol: Liệu pháp bù nước và điện giải hiệu quả

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các chất điện giải trong cơ thể. Các chất điện giải đảm nhận vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các tế bào cũng như sự tồn tại của cơ thể. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Lê Xuân Trường (2015). Nước điện giải - Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Hồ Chí Minh. tái bản lần thứ nhất. Trang 7 – 34.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người