YouMed

Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần bạn cần biết để phòng tránh

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Hiện nay, tiểu đêm là tình trạng khó chịu mà nhiều người thường mắc phải. Đặc biệt ở người lớn tuổi. Tiểu đêm mang lại rất nhiều phiền toái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Hơn thế nữa, đây có chỉ dấu cho nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy thì tiểu đêm là gì? Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu về tình trạng tiểu đêm và nguyên nhân tiểu đêm mà bạn đang mắc phải nhé!

Tiểu đêm là gì?

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong hệ thống đường dẫn nước tiểu ở người. Người trưởng thành bình thường có khả năng chứa từ 200-500 ml nước tiểu.

Phản xạ đi tiểu sẽ được kích hoạt khi bàng quang căng tức. Ngoài ra, phản xạ đi tiểu còn được điều hòa bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thần kinh. Vào ban đêm, phản xạ đi tiểu thường bị ức chế. Điều này giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và tránh thay đổi các nhịp độ sinh học của cơ thể.

Tiểu đêm nhiều lần gây rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh
Tiểu đêm nhiều lần gây rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh

Tiểu đêm được định nghĩa là tình trạng đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm. Đồng thời nó xảy ra liên tiếp trong một khoảng thời gian kéo dài. Vì vậy, khiến cho bệnh nhân phải thức giấc.  Ngoài ra, bệnh thường phổ biến ở người lớn tuổi. Do các phản xạ điều hòa suy giảm.

Nguyên nhân tiểu đêm

Tiểu đêm có thể là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh lý. Nguyên nhân gây tiểu đêm có thể do các bất thường ở đường niệu dục hoặc không do bệnh lý nào. Tuy nhiên việc chẩn đoán sớm tình trạng này là vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây tiểu đêm không do bệnh lý

  • Do tuổi già. Ở người già, khả năng điều hòa hoạt động đi tiểu ngày càng suy giảm. Sự rối loạn bài tiết các loại hormone trong cơ thể. Cùng với suy yếu cơ thắt bàng quang được xem là nguyên nhân gây tiểu đêm hàng đầu. Chúng thường gây nhiều khó chịu và giảm sút sức khỏe. Đặc biệt ở những người lớn tuổi.
  • Một số loại thuốc cũng có thể gây tình trạng tiểu đêm. Điển hình như các loại thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc lợi tiểu quai,… trong điều trị các bệnh lý tim mạch.
  • Do mang thai. Tiểu đêm có thể là một dấu hiệu sớm của việc có thai. Nó có thể xảy ra vào đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra sau đó. Khi tử cung ngày càng lớn ép vào bàng quang.
  • Do lối sống. Việc uống nước nhiều vào ban đêm có thể gây ra tình trạng buồn tiểu. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên người lớn tuổi không nên uống nước sau 20 giờ. Đặc biệt, nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường và muối. Việc này giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm ở người lớn tuổi.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nguyên nhân tiểu đêm có thể đến từ một số loại bệnh lý. Điển hình như tình trạng bàng quang tăng hoạt, u xơ tiền liệt tuyến chèn ép vào bàng quang. Tình trạng này nếu để lâu có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, nếu bạn có tình trạng tiểu đêm, gây ra mất ngủ triền miên kéo dài trên 3 tháng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.

Một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm. Cụ thể gồm:

Ngoài ra, tiểu đêm cũng thường xảy ra ở những người bị suy nội tạng. Chẳng hạn như suy tim hoặc gan.

Tiểu đêm được chẩn đoán như thế nào?

Để thuận lợi cho việc điều trị. Trước hết bác sĩ cần xác định được chính xác nguyên nhân tiểu đêm. Thông qua việc khai thác bệnh sử, bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm urê máu. Việc định lượng nồng độ urê máu giúp bác sĩ có thể đánh giá được khái quát chức năng thận. Urê máu tăng cao quá mức gợi ý cho việc suy giảm chức năng thận. Từ đó có thể gây ra tình trạng tiểu đêm.
  • Tổng phân tích nước tiểu. Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện tổng phân tích nước tiểu 10 thông số. Việc này giúp đánh giá các thành phần sinh hóa trong nước tiểu. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị chính xác.
  • Siêu âm thận. Xét nghiệm này giúp đánh giá các bất thường cấu trúc và chức năng của thận. Qua đó giúp nhận biết chính xác nguyên nhân của tình trạng tiểu đêm mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Chụp X-quang hệ niệu có cản quang. Thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được sự thông thương của ống dẫn tiểu cũng như tình trạng của chúng. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định đối với bệnh nhân đang bị suy thận. Cũng như dị ứng với các loại thuốc cản quang.
Xét nghiệm Urê máu hay còn được gọi là xét nghiệm BUN (Blood Urea Nitrogen)
Xét nghiệm Urê máu hay còn được gọi là xét nghiệm BUN (Blood Urea Nitrogen)

Cách phòng tránh tình trạng tiểu đêm

Như đã đề cập, tiểu đêm gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được khắc phục nếu tìm ra nguyên nhân tiểu và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kì thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình.

Hiện nay có rất nhiều các phòng tránh tình trạng tiểu đêm. Trong đó quan trọng nhất là thay đổi lối sống và sinh hoạt. Các bác sĩ thường khuyên bạn thực hiện một số điều sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thức phẩm có tính lợi tiểu. Ví dụ như cà phê, rượu bia,…
  • Thường xuyên tập thể dục và sinh hoạt tình dục điều độ. Viêc này giúp phòng tránh tình trạng tiểu đêm, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Nên hạn chế uống nước trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Việc uống quá nhiều nước dễ dẫn đến tình trạng tiểu đêm. Từ đó gây gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và hợp lí sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và hợp lí sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì và câu trả lời từ bác sĩ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các nguyên nhân gây tình trạng tiểu đêm. Tóm lại, nguyên nhân tiểu đêm có thể đến từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, tiểu đêm có thể là biểu hiện của một số loại bệnh lý như u xơ tiền liệt tuyến, rối loạn thần kinh – bàng quang,… Tình trạng này nếu để lâu sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Vì vậy, khi có tình trạng tiểu đêm kéo dài trên 3 tháng. Người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và chính xác nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Excessive Urination at Nighthttps://www.healthline.com/health/urination-excessive-at-night

    Ngày tham khảo: 16/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người