YouMed

Thuốc Ameflu DAYTIME: công dụng và những điểm cần lưu ý

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Ameflu DAYTIME là thuốc gì? Thuốc Ameflu DAYTIME được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu về thuốc Ameflu DAYTIME trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Acetaminophen, Guaifenesin, Phenylephrin HCl, Dextromethorphan HBr.

Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Severe COLD & FLU, Tylenol Severe Cold Plus Flu.

Ameflu DAYTIME là thuốc gì?

Ameflu Daytime là thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm được sản xuất bởi OPV Pharmaceutical của Việt Nam. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hình thuôn dài, màu vàng, trên 2 mặt có in tên sản phẩm màu đen. Quy cách đóng gói của sản phẩm: Vỉ 10 viên, hộp 1 vỉ, 10 vỉ hoặc 20 vỉ.

Bên cạnh đó, OPV Pharmaceutical còn có các sản phẩm trị cảm cúm khác như:

  • New Ameflu Daytime +C với thành phần tương tự Ameflu Daytime và có bổ sung thêm vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm.
  • Ameflu Night Time có chứa chlorpheniramine maleate là chất kháng histamin thế hệ 1 có khả năng gây buồn ngủ nên phù hợp sử dụng vào ban đêm.
Thuốc Ameflu Daytime giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm không gây buồn ngủ
Thuốc Ameflu Daytime giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm không gây buồn ngủ

Thành phần trong công thức một viên nén

Hoạt chất

  • Acetaminophen: 500 mg.
  • Guaifenesin: 200 mg.
  • Phenylephrin HCl: 10 mg.
  • Dextromethorphan HBr: 5 mg.

Tá dược vừa đủ

  • Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa.
  • Povidon K30.
  • Natri starch glycolat.
  • Silic oxyd dạng keo khan.
  • Magnesi stearat.
  • Talc, acid citric khan, opadry AMB yellow.

Công dụng của từng thành phần

  • Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol, có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự aspirin. Paracetamol giúp hạ sốt bằng cách tác dụng lên vùng dưới đồi làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.2
  • Guaifenesin có tác dụng làm long đờm do tăng tiết dịch đường hô hấp và làm giảm độ nhớt của dịch tiết khí quản và phế quản. Nhờ đó giúp tăng hiệu quả của phản xạ ho và dễ tống đờm ra ngoài hơn.3
  • Phenylephrin HCl là thuốc có tác dụng giống thần kinh giao cảm α1, tác dụng trực tiếp lên thụ thể α1-adrenergic gây co mạch, điều trị sung huyết mũi.4
  • Dextromethorphan HBr là thuốc giảm ho tác động lên trung tâm ho ở hành não. Thuốc mặc dù có cấu trúc hóa học liên quan đến morphin nhưng nó không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.5

Chỉ định của thuốc Ameflu DAYTIME

Thuốc Ameflu được chỉ định làm giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm bao gồm các tình trạng sốt, các cơn đau, nhức đầu, ho, đau họng, sung huyết mũi (nghẹt mũi).

Ngoài ra, thuốc Ameflu còn được chỉ định để làm loãng đờm (chất nhầy) và làm loãng dịch tiết phế quản giúp dễ ho hơn.

Trường hợp không nên dùng thuốc Ameflu DAYTIME

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
  • Người bệnh đang dùng các thuốc IMAO.
  • Không nên dùng thuốc trên bệnh nhân có bệnh mạch vành và cao huyết áp nặng.
  • Không những vậy, không dùng thuốc trên các đối tượng bị thiếu hụt men G6PD.
  • Ngoài ra, cần lưu ý trên các bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Hơn nữa, không nên dùng thuốc cho trẻ em <6 tuổi.

Cách dùng thuốc Ameflu DAYTIME hiệu quả

1. Cách dùng

  • Thuốc Ameflu DAYTIME được bào chế ở dạng viên và dùng theo đường uống.
  • Dùng thuốc với một cốc nước với dung tích vừa đủ.

2. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng với các độ tuổi khác nhau thì chỉ định liều lượng cụ thể tương ứng với mức độ của người bệnh. Cụ thể:

Đối với đối tượng là người lớn và trẻ em >12 tuổi

  • Liều dùng: uống 1 viên/ lần x 4 lần/ ngày.
  • Lưu ý: Không dùng quá 6 viên/ ngày.

Với trẻ từ 6 – 11 tuổi

  • Liều dùng: uống ½ viên/ lần x 4 lần/ ngày.
  • Lưu ý: Không dùng quá 3 viên/ ngày.

Tác dụng phụ

Một số trường hợp dị ứng với thuốc hiếm xảy ra như phát ban da, ban đỏ, mề đay, giảm tiểu cầu, suy gan.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải qua các triệu chứng khác như:

Tác dụng phụ của thuốc Ameflu DAYTIME
Tác dụng phụ của thuốc Ameflu DAYTIME

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Ameflu DAYTIME

Các thành phần có trong thuốc Ameflu Daytime có thể tương tác với một số thuốc sau:1

  • Thuốc ức chế men monoaminoxydase (IMAO).
  • Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin).
  • Isoniazid.
  • Phenylephrin với các amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm.
  • Thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm debrisoquin, guanethidin, reserpin, methyldopa).
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, imipramin).
  • Alcaloid nấm cựa gà (ergotamin và methylsergid).
  • Digoxin.
  • Atropin.

Những lưu ý khi dùng thuốc Ameflu DAYTIME

1. Cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như:

  • Hội chứng Stevens-Jonhson (SIS).
  • Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN).
  • Hoặc hội chứng Lyell.
  • Hoặc hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Không dùng với các thuốc khác có chứa Acetaminophen để tránh trường hợp bị quá liều.

2. Phải thông tin cho bác sĩ nếu mắc các vấn đề sau:

3. Cần phải NGƯNG dùng thuốc và nhận tư vấn của bác sĩ nếu:

  • Xuất hiện các triệu chứng mới.
  • Đỏ da hoặc sưng phù.
  • Cơn đau, sung huyết mũi, hoặc ho nặng hơn hoặc kéo dài >7 ngày.
  • Sốt nặng hơn hoặc kéo dài > 3 ngày.
  • Cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ.
  • Ho tái phát hoặc có kèm theo sốt, phát ban da hoặc nhức đầu kéo dài.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Ameflu DAYTIME hầu như không gây tác động lên thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ,… Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như các đối tượng lái xe hoặc điều khiển máy móc.

2. Phụ nữ mang thai/cho con bú

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc Ameflu cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của người mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi. Ngoài ra, vẫn chưa rõ liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc Ameflu cho phụ nữ đang cho con bú.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho mẹ bầu sử dụng thuốc Ameflu Daytime
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho mẹ bầu sử dụng thuốc Ameflu Daytime

Xem thêm: Sử dụng thuốc khi mang thai có an toàn không?

Xử trí khi quá liều thuốc Ameflu DAYTIME

Dưới đây là các thông tin tham khảo về triệu chứng cũng như cách xử trí tương ứng với mỗi hoạt chất cụ thể:1

1. Acetaminophen

Triệu chứng

  • Tình trạng buồn nôn, nôn và đau bụng (xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi uống).
  • Sau 24 giờ, triệu chứng có thể bao gồm căng đau hạ sườn phải. Điều này thường cho biết sự phát triển của hoại tử gan.
  • Tổn thương gan nhiều nhất trong khoảng 3 – 4 ngày sau khi uống thuốc quá liều dùng và có thể dẫn đến bệnh não, xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và tử vong.

Cách xử trí

  • Tùy thuộc vào nồng độ trong huyết tương.
  • Acetylcystein bảo vệ gan nếu dùng trong khoảng 24 giờ kể từ khi quá liều Acetaminophen (hiệu quả nhất nếu dùng trong khoảng 8 giờ). Cụ thể, liều uống đầu tiên là 140 mg/kg (liều tải), sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần.
  • Có thể dùng than hoạt hoặc rửa dạ dày có thể được thực hiện để giảm sự hấp thu của Acetaminophen.

2. Phenylephrin hydrochlorid

Triệu chứng quá liều

Cách xử trí

  • Nên tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

3. Dextromethorphan

Triệu chứng

  • Buồn nôn, nôn, buồn ngủ.
  • Nhìn mờ, rung giật nhãn cầu.
  • Bí tiểu.
  • Ảo giác, mất điều hòa.
  • Suy hô hấp và co giật.

Cách xử trí

  • Tập trung điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
  • Có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, dùng lặp lại nếu cần.

Xử trí khi quên một liều thuốc Ameflu DAYTIME

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Ameflu DAYTIME tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Ameflu DAYTIME ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Ameflu DAYTIME có giá bao nhiêu?

Trên thị trường, sản phẩm có giá khoảng 115.000 VNĐ đối với hộp 10 vỉ x 10 viên. Lưu ý, đây chỉ là giá tham khảo, giá của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ sở bán và phân phối.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Ameflu DAYTIME. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tờ hướng dẫn dùng thuốc Ameflu DAYTIMEhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/10/hdsd-thuốc-ameflu-daytime.jpeg

    Ngày tham khảo: 08/10/2020

  2. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 1118.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=1118

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  3. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 760.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=760

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  4. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 1142.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=1142

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  5. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 508. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=508

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người