YouMed

Bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì? Câu trả lời của bác sĩ

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm. Nó có thể làm người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trong quá trình chữa trị, một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp người bệnh viêm phổi hồi phục nhanh hơn. Vậy, người bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ chia sẻ thông tin về những thắc mắc trên.

Tổng quan về bệnh viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng phổi bị viêm do nhiễm trùng. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng với đối tượng trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh tim hay phổi trước đó. Những đối tượng này cần đến bệnh viện để điều trị.

Nguyên nhân gây viêm phổi thường do nhiễm trùng từ vi khuẩn hay virus. Một số người bị viêm phổi do nấm nhưng khá hiếm gặp. Đôi khi bệnh do có vật thể lạ xâm nhập vào phổi như nước hay thức ăn.1 Ngoài ra, ký sinh trùng, bụi kim loại, khói thuốc lá,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi.

Các triệu chứng bệnh viêm phổi có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, chúng bao gồm:1

  • Ho – chất nhầy màu vàng hoặc xanh lục (đờm).
  • Hụt hơi.
  • Sốt cao.
  • Đau ngực.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.
  • Phát ra tiếng khò khè khi thở – trẻ sơ sinh cũng có thể phát ra tiếng càu nhàu.
  • Cảm thấy bối rối – điều này thường gặp ở người lớn tuổi.
Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng dẫn đến những triệu chứng khó chịu trên đường hô hấp
Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng dẫn đến những triệu chứng khó chịu trên đường hô hấp

Bị viêm phổi nên ăn gì, uống gì?

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Khi mắc bệnh viêm phổi, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu hụt năng lượng và hệ miễn dịch cũng suy yếu. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, bột ngô nguyên cám và bột yến mạch cung cấp hàm lượng carbohydrate tốt, giúp cơ thể có thêm năng lượng cho sự hồi phục của cơ thể.2

Bên cạnh đó, hàm lượng selen có trong những hạt này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.3

2. Thực phẩm giàu protein

Cơ thể luôn cần protein để hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Protein cũng đóng vai trò trong quá trình cung cấp năng lượng và mang oxy đi khắp cơ thể trong máu của bạn. Nó cũng giúp tạo ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, đồng thời giúp giữ cho các tế bào khỏe mạnh và tạo ra các tế bào mới.4

Do đó, chế độ ăn giàu protein sẽ hỗ trợ quá trình xây dựng các mô mới trong cơ thể và thay thế các mô phổi bị tổn thương do viêm phổi. Protein thường có trong các loại đậu, hạt, thịt gà, cá hồi,…

3. Bù nước

Một nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tử vong trung hạn tăng gấp đôi ở bệnh nhân viêm phổi mất nước. Do đó, việc bù nước là điều quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh viêm phổi, kể cả viêm phổi COVID-19.5

Bù nước là điều cần thiết với người bệnh viêm phổi
Bù nước là điều cần thiết với người bệnh viêm phổi

4. Omega-3

Theo nghiên cứu, việc bổ sung acid béo omega-3 vào chế độ ăn của chuột giúp cải thiện khả năng sống sót, sự xâm nhập của vi khuẩn trong máu và phổi. Chất này giúp làm giảm bệnh lý phổi, đặc biệt là vấn đề viêm quanh phế quản và chết tế bào.6

Ngoài ra, omega-3 giúp hạ huyết áp, giảm chất béo trung tính, làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ bất thường nhịp tim, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, đột tử do nguyên nhân tim mạch ở người mắc bệnh tim.7

5. Gừng

Gừng làm giảm tổn thương phổi một cách hiệu quả và bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương nghiêm trọng do tăng oxy máu và viêm nhiễm.8

6. Mật ong

Trong mật ong có chứa hỗn hợp các chất chống oxy hóa, axit amin, vitamin, sắt, kẽm và khoáng chất. Ngoài việc sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên, mật ong được sử dụng như một chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Mọi người thường sử dụng mật ong để điều trị ho cho một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho cấp tính vào ban đêm. Những công dụng này của nó có thể giúp người bệnh viêm phổi nhanh hồi phục hơn.9

7. Nghệ

Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong điều trị các vấn đề về hô hấp, đau nhức và mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra nghệ có thể chống nhiễm trùng và giúp cải thiện sự kích ứng của tình trạng viêm phổi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc uống quá nhiều nghệ có thể gây khó chịu cho dạ dày.10

8. Tỏi

Một số nghiên cứu đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi thô trước một số vi khuẩn gây viêm phổi. Tỏi có thể được sử dụng như một chất kháng khuẩn hiệu quả đối với các vi sinh vật gây bệnh viêm phổi.11

9. Caffeine

Caffeine chứa trong cà phê có tác dụng kích thích, co bóp cơ, lợi tiểu, cải thiện chức năng hô hấp, giãn phế quản, kích thích trung tâm hô hấp và tác dụng chống viêm.12

Ngoài ra, một loại thức uống chứa caffeine khác là trà xanh cũng được chứng minh có liên quan đến bệnh viêm phổi. Cụ thể, một nghiên cứu đã chứng minh trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do viêm phổi ở phụ nữ Nhật Bản.13

Một nghiên cứu khác ở cũng báo cáo rằng những người đàn ông uống trà xanh đã giảm tỷ lệ nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh đường hô hấp.14

10. Rau xanh và hoa quả

Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm giúp hỗ trợ cho sự phục hồi cho bệnh nhân viêm phổi. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Những loại trái cây tốt cho bệnh nhân viêm phổi như: cam, táo, việt quất, dứakiwi. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trái cây vào chế độ ăn hàng ngày.

Rau xanh và hoa quả cũng giúp hỗ trợ phục hồi cho người bệnh viêm phổi
Rau xanh và hoa quả cũng giúp hỗ trợ phục hồi cho người bệnh viêm phổi

Bị viêm phổi kiêng gì?

1. Thịt đỏ

Trong ẩm thực, thịt đỏ là các loại thịt có sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi được nấu chín. Một số loại thịt đỏ thường gặp gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt nai,…

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày nếu một người tiêu thụ 70 gam thịt đỏ và/ hoặc thịt chế biến sẵn có thể làm tăng 10% – 30% nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, viêm phổi, bệnh ruột thừa và polyp đại tràng.15

2. Đồ dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh

Thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ béo phì. Đã có nghiên cứu chứng minh rằng những người béo phì có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn, nhưng nguy cơ tử vong sẽ thấp hơn.16

Ngoài ra, thức ăn chiên rán, dầu mỡ còn dễ gây đầy hơi và khó chịu bằng cơ chế đẩy vào cơ hoành, gây khó thở và khó chịu cho người bệnh viêm phổi.

3. Các chất kích thích

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hành vi có thể dẫn đến viêm phổi. Nếu người bệnh viêm phổi vẫn sử dụng thuốc lá sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.

Những chất kích thích khác như rượu, bia,… cũng khiến người bệnh khó cải thiện bệnh viêm phổi hơn bình thường.

Chất kích thích khiến bệnh viêm phổi lâu hồi phục, thậm chí trở nặng
Chất kích thích khiến bệnh viêm phổi lâu hồi phục, thậm chí trở nặng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì. Bên cạnh đó còn có những thông tin cơ bản của bệnh và một số thức ăn cần kiêng khi bị viêm phổi. Hi vọng bạn sẽ có một lá phổi khỏe mạnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Pneumonia - Overviewhttps://www.nhs.uk/conditions/pneumonia/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  2. Carbohydrateshttps://medlineplus.gov/carbohydrates.html

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  3. The Role of Selenium in Inflammation and Immunity: From Molecular Mechanisms to Therapeutic Opportunitieshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3277928/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  4. Benefits of Proteinhttps://www.webmd.com/diet/benefits-protein

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  5. Effects of fluid and drinking on pneumonia mortality in older adults: A systematic review and meta-analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8631606/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  6. Omega-3 fatty acids in contrast to Omega-6 protect against pneumococcal pneumoniahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7190430/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  7. Omega-3 Fish Oil Supplements for Heart Diseasehttps://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/omega-3-fish-oil-supplements-for-high-blood-pressure

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  8. Ginger ( Zingiber officinale ) prevents severe damage to the lungs due to hyperoxia and inflammationhttps://journals.tubitak.gov.tr/medical/vol48/iss4/28/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  9. Honeyhttps://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-honey/art-20363819

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  10. Home Remedies for Pneumoniahttps://www.webmd.com/lung/ss/slideshow-pneumonia-home-treatment

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  11. Investigation on the antibacterial properties of garlic (Allium sativum) on pneumonia causing bacteriahttps://www.researchgate.net/publication/10887194_Investigation_on_the_antibacterial_properties_of_garlic_Allium_sativum_on_pneumonia_causing_bacteria

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  12. Association between coffee and green tea intake and pneumonia among the Japanese elderly: a case-control studyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7946905/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  13. Green tea and death from pneumonia in Japan: the Ohsaki cohort studyhttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S000291652326534X

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  14. Association of green tea consumption with mortality due to all causes and major causes of death in a Japanese population: the Japan Public Health Center-based Prospective Study (JPHC Study)https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1047279715000964

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  15. Meat consumption and risk of 25 common conditions: outcome-wide analyses in 475,000 men and women in the UK Biobank studyhttps://bmcmedicine.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12916-021-01922-9

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

  16. Obesity survival paradox in pneumonia: a meta-analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4021571/

    Ngày tham khảo: 06/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người