YouMed

Bệnh tay chân miệng kiêng gì và ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra ở trẻ em và khiến bậc phụ huynh lo ngại. Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng, nhất là trẻ em, người chăm bệnh thường quan tâm người bệnh chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh? Bài viết sau của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ giải đáp những vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Một số điểm cơ bản về tay chân miệng

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề chân tay miệng kiêng gì, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về bệnh tay chân miệng nhé!

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn. Trong hầu hết các trường hợp, tay chân miệng thường diễn tiến nhẹ và có thể tự khỏi. Enterovirus – virus gây bệnh tay chân miệng – lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nhầy, chất dịch từ mụn nước và phân của người bệnh. Virus này cũng có thể lây truyền gián tiếp khi người nhiễm bệnh chạm vào đồ vật và bề mặt mà sau đó người khác chạm vào.1

Triệu chứng bệnh tay chân miệng:2

  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Cảm thấy bệnh.
  • Các tổn thương giống như vết phồng rộp, đau đớn trên lưỡi, nướu và bên trong má.
  • Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Ban không ngứa nhưng thỉnh thoảng nổi mụn nước. Tùy thuộc vào màu da, phát ban có thể xuất hiện màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ xuất hiện dưới dạng những vết sưng nhỏ.
  • Quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
  • Ăn mất ngon.

Các đợt bùng phát  bệnh tay chân miệng đã khiến nhiều người tử vong ở nhiều quốc gia bao gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc.3

Tại Việt Nam, tay chân miệng diễn ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh với hai đỉnh dịch từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm, có khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp tay chân miệng được báo cáo, trong đó có một số trường hợp tử vong. Khu vực phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm trên 60% số ca mắc của cả nước.1

Tay chân miệng khiến nhiều người tử vong ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Tay chân miệng khiến nhiều người tử vong ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Bệnh chân tay miệng kiêng gì?

1. Về sinh hoạt hằng ngày4 5

Kiêng đến nơi đông người, nơi công cộng: thực tế bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp qua miệng, nước bọt hay dịch tiết từ mũi. Vì vậy, nếu trẻ đi học, bố mẹ nên cho con nghỉ khoảng 10-14 ngày. Trường hợp con chưa đi học, cần cho bé nghỉ ngơi tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh, hạn chế cho con dùng chung với các vật dụng cá nhân như thìa, cốc, chậu tắm, khăn tắm, đồ chơi với mọi người. Lý do là bởi sau khi phát tán ra ngoài virus gây bệnh có thể tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu. Vì vậy vật dụng và dùng đồ chơi của bé bị bệnh nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Không chạm, không gãy các vết ban: khi bị mắc bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng sờ, gãi lên da. Điều đó làm cho các mụn nước bị vỡ, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu không chăm sóc và phục hồi tốt thì có nguy cơ nhiễm trùng hay năng hơn là hoại tử.

Không sử dụng thìa, nĩa sắt nhọn vì đây là những vật sắc nhọn sẽ gây tổn thương đến các vết loét trong miệng của trẻ.

Không dùng aspirin khi trẻ bị sốt. Có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bên cạnh đó cần phải chú ý đến liều lượng và dạng dùng đối với từng đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ

Không cần kiêng tắm: vì khi vệ sinh không tốt sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, làm cho quá trình hết bệnh chậm, thậm chí gây ra những biến chứng khó lường như hoại tử

Không cần kiêng gió vì nếu bé ở trong môi trường bí bách sẽ gây cho tình trạng bệnh nặng hơn. Đặc biệt là trong môi trường không có sự điều hòa tốt thì rất dễ tích tụ virus, vi khuẩn,… khiến trẻ bị bội nhiễm. Tuy nhiên, cũng không khuyến khích cho trẻ bị bệnh tay chân miệng tiếp xúc với gió lớn. Vì thể trạng của bé còn khá yếu khi mắc bệnh, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh không nên kiêng tắm vì dễ gây nhiễm trùng
Khi mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh không nên kiêng tắm vì dễ gây nhiễm trùng

2. Về ăn uống6 7

  • Tránh thực phẩm cay, nóng, mặn: các thực phẩm cay, nóng, có tính axit sẽ làm các bé thấy khó chịu, đau rát.
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa: ăn thịt và các thực phẩm giàu chất béo có thể làm da tiết dầu, khiến cho tình trạng phát ban trầm trọng hơn.
  • Rau muống, đồ nếp và thịt gà: không nên dùng rau muống, thịt gà hoặc các đồ nếp chế biến món ăn. Bởi thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mưng mủ, gây vỡ mụn nước, dẫn đến nhiễm trùng, xuất hiện biến chứng.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Khi mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch và giúp vết thương mau lành.

1. Thực phẩm giàu vitamin A

Đã có nghiên cứu chứng minh trẻ em mắc tay chân miệng có biểu hiện suy giảm vitamin A. Điều này liên quan đến việc giảm khả năng miễn dịch và sự tiến triển nặng của bệnh. Do đó, người bệnh tay chân miệng nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin A.8

Vitamin A thường có mặt trong các loại thực phẩm sau:9

Người bệnh tay chân miệng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Người bệnh tay chân miệng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

2. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm tham gia vào nhiều khía cạnh của quá trình chuyển hóa tế bào. Kẽm cần thiết cho hoạt động xúc tác của hàng trăm enzym và nó đóng vai trò tăng cường chức năng miễn dịch, tổng hợp protein và DNA, chữa lành vết thương, truyền tín hiệu và phân chia tế bào.10

Kẽm cũng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên và tham gia vào vị giác.10

Những thực phẩm chứa nhiều kẽm có thể kể đến như: các loại thịt, đặc biệt là thịt bò; cá; hải sản, như hàu, sò,…; trứng; đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…10

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn là chất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, chuyển hóa protein,…11

Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau củ, đặc biệt là trái cây có múi, dưa hấu, cà chua, khoai tây, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, kiwi, bông cải xanh, dâu tây, mầm cải Brussels, dưa vàng,…11

4. Những lưu ý khác

Người chăm bệnh cũng cần lưu ý về cách chế biến thực phẩm cho người bệnh tay chân miệng:12

  • Thay đổi các món ăn hợp khẩu vị để hạn chế trẻ bỏ bữa và khuyến khích tự chế biến ở nhà để đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm. Chú ý thức ăn phải được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao, gây khó tiêu hóa, thời gian hấp thụ lâu hơn nên gây cảm giác khó chịu ở người bệnh. Trong thời gian này thì hệ tiêu hóa của cơ thể yếu so hơn bình thường.
  • Hạn chế  làm mất các vitamin, nhất là vitamin C và beta-caroten trong quá trình chế biến như là cắt quá nhỏ, làm dập nát rau, nấu quá chín,…
  • Dụng cụ chế biến cũng không kém phần quan trọng nên phải sát khuẩn và giữ sạch sẽ, chú ý về vấn đề vệ sinh khu vực chế biến tránh gây nhiễm chéo không mong muốn.

Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước khi sốt, nôn.

Phòng tránh bệnh trước khi bệnh xảy ra là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hãy luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ở những nơi mà trẻ tiếp xúc. Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là một biện pháp phòng bệnh tốt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng tay chân miệng ở trẻ em trong vòng 28 tháng tuổi.13

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ chống lại nhiễm trùng tay chân miệng
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ chống lại nhiễm trùng tay chân miệng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin về bệnh chân tay miệng kiêng gì. Hãy lưu ý những cách chăm sóc bệnh nhân khi nhiễm tay chân miệng để giúp người bệnh thoải mái hơn, và mau khỏi bệnh nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hand, foot and mouth disease in Viet Namhttps://www.who.int/vietnam/health-topics/hand-foot-and-mouth-disease-(hfmd)

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  2. Hand-foot-and-mouth diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  3. The epidemiological risk factors of hand, foot, mouth disease among children in Singapore: A retrospective case-control studyhttps://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0236711

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  4. Bệnh tay chân miệng

    https://vncdc.gov.vn/benh-tay-chan-mieng-nd14513.html

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  5. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊhttps://tytphuongtamphu.medinet.gov.vn/phong-chong-cac-benh-truyen-nhiem/benh-tay-chan-mieng-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-cmobile9448-33623.aspx

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  6. Những thực phẩm người bị loét da nên kiêng ănhttps://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-thuc-pham-nguoi-bi-loet-da-nen-kieng-an-5534

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  7. Hand, Foot and Mouth Diseasehttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11129-hand-foot-and-mouth-disease

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  8. Influence of vitamin A status on the antiviral immunity of children with hand, foot and mouth diseasehttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0261561411002366

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  9. Vitamin Ahttps://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-a/

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  10. Zinchttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  11. Vitamin Chttps://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-HealthProfessional/

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  12. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệnghttps://tytphuongtruongtho.medinet.gov.vn/chuyen-muc/che-do-dinh-duong-cho-tre-bi-tay-chan-mieng-c8196-45084.aspx

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

  13. Protective effect of exclusive breastfeeding against hand, foot and mouth diseasehttps://bmcinfectdis.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12879-014-0645-6

    Ngày tham khảo: 25/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người