YouMed

Suy thận mạn tính giai đoạn cuối – Còn bao nhiêu thời gian?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Suy thận mạn tính giai đoạn cuối là một tình trạng bệnh nặng nề mà bệnh nhân phải đối mặt. Bởi khi này thận đã không còn đủ khả năng đáp ứng hoạt động thường ngày. Vậy, cụ thể các biến chứng người bệnh phải gặp là gì? Còn bao nhiêu thời gian cho người gặp phải bệnh lý này? Có những cách chữa trị nào? Tất cả sẽ được ThS.BS Trần Quốc Phong giải đáp qua bài viết sau. Mời bạn tìm hiểu nhé!

Thế nào là suy thận mạn tính giai đoạn cuối?

Suy thận mạn tính vào giai đoạn cuối là gì?

Thận là cơ quan giữ vai trò lọc chất thải cùng nước dư thừa từ máu, tạo nước tiểu. Bệnh thận mạn sẽ làm thận mất dần các chức năng này theo thời gian.

Suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối hay còn gọi là suy thận ở giai đoạn thứ năm của bệnh thận mạn tính. Khi này thận không còn hoạt động đủ tốt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Cụ thể, thận sẽ hoạt động dưới 15% khả năng bình thường. Nói cách khác là thận hầu như không hoạt động hoặc hoàn toàn không hoạt động.

Mức lọc cầu thận (GFD) ở giai đoạn cuối cùng có chỉ số rất thấp so với các giai đoạn khác
Mức lọc cầu thận (GFD) ở giai đoạn cuối cùng có chỉ số rất thấp so với các giai đoạn khác

Xem thêm: Các cấp độ suy thận và những thông tin bạn cần biết

Ngoài ra, bệnh thận mạn tính thường diễn tiến đến giai đoạn cuối sau 10 đến 20 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh thận mạn.

Nguyên nhân của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Nguyên nhân phổ biến nhất là tiểu đường và tăng huyết áp (huyết áp cao).

Một số nguyên nhân khác:

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý này
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý này

Triệu chứng của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Các triệu chứng phổ biến của suy thận mạn tính bao gồm:

  • Giảm số lần đi tiểu, giảm lượng nước tiểu (thiểu niệu).
  • Không có nước tiểu (vô niệu).
  • Tình trạng mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Sụt cân không chủ ý và không rõ nguyên nhân.
  • Ăn mất ngon.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Da khô, ngứa.
  • Thay đổi màu da.
  • Đau xương.
  • Hay nhầm lẫn, khó tập trung.

Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận cấp là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào?

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Biến chứng của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Các biến chứng thường gặp

  • Nhiễm trùng da do khô da, ngứa da và gãi nhiều.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rối loạn điện giải (muối – nước) trong cơ thể.
  • Đau khớp, xương và cơ.
  • Xương bị yếu đi.
  • Tổn thương hệ thần kinh.
  • Thay đổi mức đường huyết.

Biến chứng ít gặp nhưng nguy hiểm hơn

Suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở giai đoạn cuối, suy thận mãn tính có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. May mắn thay, những tiến bộ của y học hiện đại cho phép người bệnh sống lâu hơn nhiều so với trước đây.

Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống thêm vài năm. Nếu không được điều trị thì tiên lượng sống chỉ khoảng vài tháng. Trong trường hợp người bệnh có các bệnh lý đi kèm khác thì tuổi thọ có thể bị đe dọa nghiêm trọng hơn.

Bằng phương pháp điều trị lọc máu kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, sự kề vai sát cánh, hỗ trợ tích cực của bác sĩ, người thân và bạn bè cũng sẽ là nguồn động lực cho bệnh nhân.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Điều trị

Có hai phương pháp điều trị suy thận ở giai đoạn cuối là: Lọc máu và ghép thận. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thay đổi lối sống và dùng một số loại thuốc.

Lọc máu

Người bệnh có hai sự lựa chọn:

  • Chạy thận nhân tạo: Sử dụng một loại máy để xử lý máu của người bệnh. Thiết bị này sẽ thay thận loại bỏ chất dư thừa ra khỏi máu. Sau đó đưa máu đã được lọc sạch trở lại cơ thể. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để tiến hành chạy thận 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chạy thận kéo dài 3 đến 4 giờ.
  • Thẩm phân phúc mạc: Quá trình bao gồm đưa dung dịch vào bụng và rút ra lại bằng ống thông. Hình thức lọc máu này có thể được thực hiện tại nhà, với sự hướng dẫn đúng quy trình. Thẩm phân phúc mạc thường kéo dài qua đêm, khi bệnh nhân ngủ.
Lọc máu là một trong những cách hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân suy thận ở giai đoạn sau cùng

Cấy ghép thận

Phẫu thuật cấy ghép thận bao gồm loại bỏ thận bị hỏng. Đồng thời thay bằng thận đang hoạt động từ người hiến tặng. Người hiến thận vẫn có thể hoạt động bình thường với quả thận còn lại.

Thuốc

Đối với những bệnh nhân có tình trạng tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Bệnh nền cần được kiểm soát tốt để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Thuốc thường được chỉ định là nhóm ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Chăm sóc người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Thay đổi lối sống

Thận không hoạt động gây giữ nước trong cơ thể. Vì vậy, việc theo dõi cân nặng của người bệnh suy thận là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cần được tăng lượng calo và giảm tiêu thụ protein. Chế độ ăn hạn chế natri, kali, phốt pho và hạn chế chất lỏng luôn được chỉ định.

Thay đổi chế độ ăn

Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau để tránh tiêu thụ quá nhiều natri hoặc kali:

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh uống bổ sung vitamin C, vitamin D và sắt trong hàm lượng cho phép. Các chất dinh dưỡng này giúp thận hoạt động, hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Suy thận mãn tính nên ăn gì?

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn các thắc mắc về suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Nhìn chung, việc tuân thủ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh. Cũng như sự hỗ trợ tích cực từ những người xung quanh sẽ giúp kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What You Need to Know About End-Stage Kidney Disease (ESRD)https://www.healthline.com/health/end-stage-kidney-disease

    Ngày tham khảo: 15/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người