Bài tập và chế độ ăn của người suy giãn tĩnh mạch giúp đẩy lùi biến chứng hiệu quả
Nội dung bài viết
Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, việc kết hợp thay đổi lối sống sinh hoạt, trong vận động và ăn uống, có vai trò quan trọng giúp đẩy lùi các biến chứng hiệu quả. Vậy người bệnh nên thực hiện tập luyện và chế độ ăn của người suy giãn tĩnh mạch như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên để có câu trả lời cho mình nhé!
Sản phẩm được tài trợ dựa trên Chính sách quảng cáo của YouMed
Ginkor Fort điều trị trĩ, suy tĩnh mạch bạch huyết
Giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, và cải thiện dòng máu đến các bộ phận cơ thể.
Tìm hiểu thêmCác bài tập giãn tĩnh mạch chân đơn giản mà hiệu quả
Thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp, đều đặn có thể giúp cải thiện sức mạnh và tăng cường khả năng co bóp của cơ bắp. Từ đó làm giảm áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu trong lòng mạch và giảm nguy cơ ứ trệ tuần hoàn – một trong những nguyên nhân gây giãn mạch.1
Điều này không chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh, mà còn giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.1
Lựa chọn và thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong việc cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Sau đây là một số lời khuyên về nguyên tắc luyện tập và gợi ý các bài tập phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch.
Nguyên tắc tập luyện
- Chọn lựa hình thức tập luyện nhẹ nhàng: Người bệnh nên ưu tiên các bài tập không gây áp lực quá mức lên phần thân dưới.
- Hạn chế các bài tập cường độ nặng: Điều này có thể làm bệnh tình trở nên trầm trọng thêm.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn chính xác và phù hợp với tình trạng của mình nhất.
Gợi ý một số bài tập giãn tĩnh mạch chân đơn giản mà hiệu quả
Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch bao gồm:2
- Bài tập xoay cổ chân: Thực hiện xoay cổ chân nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
- Bài tập nâng chân: Người bệnh nằm ngửa, nâng một chân lên cao và giữ trong vài giây, sau đó từ từ hạ chân xuống. Lặp lại tương tự với chân còn lại.
- Bài tập nhón chân: Bệnh nhân đứng thẳng và thực hiện nhón chân lên xuống.
- Bài tập ngồi gập người: Người bệnh ngồi trên sàn, duỗi thẳng chân về phía trước (hai chân sát nhau). Sau đó, thực hiện gập người về phía trước và hai tay chạm vào ngón chân. Giữ trong 30 giây và thả lỏng.
- Bài tập tư thế con bướm: Người bệnh ngồi trên sàn với tư thế hai lòng bàn chân chạm vào nhau. Dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống sàn. Giữ trong 30 giây và thả lỏng.
- Bài tập giãn cơ với tư thế đứng: Người bệnh đứng tư thế giang hai chân rộng bằng vai. Sau đó bước một chân về phía trước đồng thời duỗi thẳng chân đó. Thực hiện gập người sao cho hai tay chạm vào các ngón chân của chân duỗi thẳng. Giữ 30 giây và đổi chân.
- Bài tập đẩy tường: Người bệnh đứng đối diện với tường, hai tay chạm vào tường và ngang bằng với vai. Bước một chân ra sau và ấn gót chân xuống sàn. Giữ 30 giây và đổi chân.
- Bài tập chùng chân: Người bệnh đứng thẳng, đưa một chân ra sau, gập đầu gối chân sau và từ từ hạ người đến khi chân trước tạo thành một góc 90 độ. Giữ trong vòng vài phút và đổi chân.
Gợi ý một số hoạt động thể thao cho người suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh đó, một số hoạt động thể thao như đi bộ, bơi lội và đạp xe cũng được khuyến khích cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
1. Đi bộ
Hoạt động này có chuyển động nhẹ nhàng. Do đó khi tập sẽ không gây áp lực cao lên tĩnh mạch. Ngoài ra, đi bộ giúp tăng cường cơ bắp chân và tăng lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.2 3
2. Bơi lội
Khi bơi lội, áp lực vận động của chân sẽ được giảm đi nhiều do có sự hỗ trợ của nước. Đây là một hoạt động giúp giảm tối thiểu những áp lực lên chân. Bơi lội cũng có lợi ích như đi bộ, giúp tăng cường cơ bắp chân và tăng lưu thông máu.3 4
3. Đạp xe
Đạp xe nhẹ nhàng với đoạn đường ngắn sẽ giúp hạn chế áp lực lên tĩnh mạch, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ chân, kích thích tuần hoàn máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.2 3
Lưu ý, người bệnh tránh đạp xe đường dài vì có thể làm căng các tĩnh mạch ở chân và gây hại cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Vì thế chỉ nên đạp xe với cường độ nhẹ và đoạn đường ngắn.2
Trong quá trình hoạt động thể chất, các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch có thể khiến người bệnh đau đớn. Một số mẹo sau đây có thể giúp việc luyện tập thoải mái hơn:5
- Bổ sung đủ nước khi tập luyện.
- Nâng cao chân sau khi tập.
Mang giày thoải mái, hỗ trợ tốt cho việc tập luyện. Đặc biệt khi thực hiện các bài tập như đi bộ hay chạy bộ.
Một số bài tập người bệnh suy giảm tĩnh mạch cần tránh
Một số hoạt động thể chất sau đây có thể khiến bệnh tình trở nên xấu đi:6
- Chạy bộ cường độ cao: Người bệnh nên hạn chế việc chạy bộ nhanh, nhiều, đặc biệt chạy trên các bề mặt đường cứng như bê tông. Hoạt động này có thể gây áp lực mạnh lên chân khi tiếp xúc với mặt đất, làm tình trạng giãn tĩnh mạch trầm trọng thêm.
- Nâng tạ: Khi nâng tạ có thể làm tăng áp lực trong bụng. Từ đó tăng áp lực bên trong các tĩnh mạch chân, gây cản trở quá trình lưu thông máu và khiến máu dồn ở chân. Ngoài ra, hoạt động này còn có nguy cơ làm tổn thương thêm các mạch máu vốn đã yếu.
- Các bài tập cho phần thân dưới: Tương tự nâng tạ, các bài tập tác động vào phần thân dưới như gập bụng, plank, squat,… đều gây áp lực lên bụng và chân, có thể làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch tồi tệ hơn.
Chế độ ăn của người suy giãn tĩnh mạch
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng đau nhức và sưng tĩnh mạch.7
Bên cạnh đó, thừa cân hay béo phì có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu ứ đọng nhiều hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa tình trạng này.7
1. Suy giãn tĩnh mạch nên ăn uống gì?8 9
Thực phẩm giàu chất xơ
Chế độ ăn đủ chất xơ sẽ góp phần duy trì cân nặng và giảm cân. Mặt khác, chất xơ giúp hạn chế suy giãn tĩnh mạch bằng cách ngừa táo bón – một tình trạng có thể làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của khung chậu và chi dưới.
Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: quả bơ, rau xanh, bông cải xanh, gạo lứt,…
Thực phẩm giàu flavonoid
Thực phẩm chứa flavonoid có thể giúp giảm bớt sự xuất hiện các triệu chứng giãn tĩnh mạch.10 Flavonoid có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giúp máu ít đọng lại trong tĩnh mạch hơn. Chúng còn có khả năng giảm huyết áp trong động mạch và làm giãn mạch máu. Từ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.
Một số thực phẩm chứa flavonoid như: rau củ bao gồm hành tây, ớt chuông, rau bina và bông cải xanh, trái cây họ cam quýt và nho, anh đào, táo và quả việt quất,…
Thực phẩm giàu kali
Thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm khả năng giữ nước – một tình trạng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: chuối, khoai tây, khoai lang, các loại rau lá xanh, các loại đậu, bí ngô, cà tím, nấm, một số loại cá như cá hồi, cá ngừ,…
Uống đủ nước11
Uống đủ nước mỗi ngày giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Nước giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, duy trì lượng máu ổn định và giảm sự khó chịu của các triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Nước và chất xơ kết hợp với nhau giúp giảm thiểu tình trạng đầy hơi và ngăn ngừa táo bón.
2. Suy giãn tĩnh mạch nên kiêng ăn gì?
Người bệnh nên tránh một số thực phẩm làm tình trạng tiến triển nặng thêm, bao gồm:12
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa: Chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu. Cholesterol cao có thể gây mảng bám tích tụ trong mạch máu, khiến máu khó lưu thông và bị tắc nghẽn. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch từ đó cũng trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều muối (natri): Natri làm tăng khả năng giữ nước và gây thêm áp lực trong tĩnh mạch.
- Rượu bia, thức uống có cồn: Loại đồ uống này có thể làm nồng độ cồn trong máu tăng cao, cản trở quá trình lưu thông máu.
Thói quen sinh hoạt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt sẽ góp phần hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
1. Những điều nên làm8
- Kê cao chân ở mức ngang hoặc cao hơn tim khi nằm. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, giúp máu dễ lưu thông hơn.
- Mát xa vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu. Lưu ý, không ấn trực tiếp vào tĩnh mạch để tránh làm tổn thương thêm.
2. Những điều nên tránh8
Một số thói quen người bệnh nên tránh để máu lưu thông dễ dàng và hạn chế áp lực lên tĩnh mạch như:
- Đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Ngồi bắt chéo chân.
- Mặc đồ quá chật.
- Mang giày cao gót.
Những lưu ý để việc điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả
Phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch sớm là điều quan trọng để việc điều trị có hiệu quả, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng như tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo như mạng nhện hoặc phình to, đau nhức chân,… bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch thường bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và điều trị bằng can thiệp mạch hoặc phẫu thuật.
Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Trong đó, sự kết hợp Ginkgo biloba + heptaminol + troxerutin (như trong thuốc Ginkor Fort) là nhóm thuốc có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.13
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn về việc sử dụng thuốc, thay đổi lối sống để việc điều trị đạt hiệu quả. Nếu không nhận thấy kết quả tích cực, hoặc bệnh tình diễn tiến nặng hơn dù đã dùng thuốc và thay đổi lối sống. Hãy nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phù hợp.
Trên đây là thông tin về các bài tập và chế độ ăn của người suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp việc điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả, đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Physical exercise for the treatment of non‐ulcerated chronic venous insufficiencyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6463841/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
What are the Best Exercises for Varicose Veins?https://www.theveininstitute.com.au/the-best-exercises-for-varicose-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
The impact of exercise training on calf pump function, muscle strength, ankle range of motion, and health-related quality of life in patients with chronic venous insufficiency at different stages of severity: a systematic reviewhttps://www.scielo.br/j/jvb/a/5sKJX5YW8PGQVWK5BrSXM6c/?lang=en
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Swimming and Varicose Veinshttps://www.canadaveinclinics.ca/swimming-and-varicose-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Does Running Impact Varicose Veins?https://www.healthline.com/health/running-with-varicose-veins#alternative-exercises
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
EXERCISE GUIDE FOR VARICOSE VEINShttps://veinreliever.com/exercise-guide-for-varicose-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Recommended Lifestyle Changes for Patients With Chronic Venous Diseasehttps://siouxlandvascular.com/recommended-lifestyle-changes-for-patients-with-chronic-venous-disease/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Home remedies for varicose veinshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/321703
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Best Nutrition for Healthy Veinshttps://veinsolutionsaustin.com/best-nutrition-for-healthy-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Horse chestnut seed extract for chronic venous insufficiencyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7144685/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Diet and Varicose Veins – What’s the Connection?https://njvvc.com/diet-and-varicose-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
The Best and Worst Diet for Varicose Veinshttps://www.theveininstitute.com.au/the-best-and-worst-diet-for-varicose-veins/
Ngày tham khảo: 02/08/2024
-
Ginkgo biloba, troxerutin and heptaminol chlorhydrate combined treatment for the management of venous insufficiency and hemorrhoidal criseshttps://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/5200-5209.pdf
Ngày tham khảo: 02/08/2024