YouMed

Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe cùng công dụng và cách dùng

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tinh dầu tốt cho sức khỏe phần lớn là các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật. Tinh dầu không chỉ mang đến mùi hương dễ chịu mà còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh tật. Cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe thông qua bài viết dưới đây. 

Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu đối với sức khỏe

Mỗi khi nhắc đến tinh dầu, chúng ta đều nghĩ ngay đến những mùi hương phong phú, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bên cạnh giúp chúng ta thư giãn, tinh dầu từ thiên nhiên còn mang đến lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu có thể giúp:

Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng

Nhiều loại tinh dầu được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để quản lý căng thẳng và lo lắng. Ví dụ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tinh dầu cam có tác dụng giảm lo lắng hoặc tinh dầu húng quế được sử dụng để tăng cường sự tập trung hay tinh dầu chanh có thể làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh trầm cảm, cải thiện tâm trạng…1 2

Tuy nhiên, đây chỉ là cách hỗ trợ hoặc giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể thay thế liệu trình điều trị.

Công dụng phổ biến của tinh dầu chính là giúp chúng ta thư giãn và giảm căng thẳng
Công dụng phổ biến của tinh dầu chính là giúp chúng ta thư giãn và giảm căng thẳng

Kháng khuẩn, chống nấm

Các nghiên cứu sơ khai về dầu cây trà đã có kết quả đầy hứa hẹn về chất lượng kháng khuẩn được truyền tụng từ lâu trong y học cổ truyền. Loại dầu này đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nấm da chân, nấm miệngnhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh những tác dụng này.1

Bên cạnh đó, một số loại tinh dầu khác cũng có tác dụng này; chẳng hạn như: tinh dầu hoa oải hương được sử dụng như một chất khử trùng cho các vết cắt nhỏ; hoặc tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống nấm.2

Hỗ trợ giấc ngủ

Hương thơm thư giãn của tinh dầu hoa oải hương được cho là có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng này trên những người lớn tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu cam chanh hoặc gỗ đàn hương cũng là những loại tinh dầu ngủ ngon.1 2

Chống oxy hóa, tình trạng viêm

Nhiều loại tinh dầu có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Tổn thương này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư.1

Mỗi loại tinh dầu đều có một công dụng tốt cho sức khỏe
Mỗi loại tinh dầu đều có một công dụng tốt cho sức khỏe

Một số loại tinh dầu tốt cho sức khỏe phổ biến và lợi ích của chúng

Dưới đây là một số loại tinh dầu phổ biến và có nhiều công dụng đối với sức khỏe chúng ta.

1. Tinh dầu hoa oải hương

Lợi ích của tinh dầu hoa oải hương

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu hoa oải hương giúp tạo ngủ ngon và khi thức dậy sảng khoái hơn. Tinh dầu hoa oải hương cũng được chứng minh là có tác dụng giảm lo lắng. Nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, tăng sự hưng phấn trong cuộc sống.

Tính dầu hoa oải hương có nhiều công dụng tốt cho giấc ngủ và tâm trạng chúng ta
Tính dầu hoa oải hương có nhiều công dụng tốt cho giấc ngủ và tâm trạng chúng ta

Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương được cho là có liên quan đến việc giảm huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ da.3 Bên cạnh đó, một số tác dụng khác của tinh dầu hoa oải hương có thể kể đến như:

Lưu ý, kiêng kỵ khi dùng tinh dầu hoa oải hương4

Tinh dầu oải hương có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau đầu sau khi sử dụng hoa oải hương, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Tuyệt đối không được uống tinh dầu hoa oải hương vì nó có thể gây kích ứng
Tuyệt đối không được uống tinh dầu hoa oải hương vì nó có thể gây kích ứng

Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu hoa oải hương (và dầu cây trà) có thể gây rối loạn nội tiết tố ở nam giới vị thành niên và trưởng thành.9 Vì tinh dầu hoa oải hương có thể có tác dụng độc hại, nên bạn không được uống trực tiếp tinh dầu hoa oải hương.

2. Tinh dầu bạc hà

Công dụng đối với sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy khi hít tinh dầu bạc hà có thể giúp cho tinh thần cảm thấy tỉnh táo. Đồng thời có thể tăng cường trí nhớ, giúp nâng cao hiệu suất công việc, giảm mệt mỏi.10

Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn được biết đến với các tác dụng như sau:11

  • Chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn.12
  • Làm dịu cơn đau đầu.
  • Giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng.
  • Giảm triệu chứng co thắt ruột.13
  • Hỗ trợ tiêu hóa.2
  • Cải thiện trí nhớ.
Tác dụng phổ biến của tinh dầu bạc hà chính là tác động đến trí nhớ và tâm trạng
Tác dụng phổ biến của tinh dầu bạc hà chính là tác động đến trí nhớ và giúp tinh thần tỉnh táo

Lưu ý, kiêng kỵ14

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, liệu pháp hương thơm có thể gây rủi ro cho thai nhi đang phát triển. Phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng tinh dầu bạc hà, vì nó có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.2

Không uống tinh dầu bạc hà. Những phản ứng có thể xảy ra khi uống trực tiếp tinh dầu này là: ợ chua, buồn nôn và nôn. Nếu dùng với liều lượng rất lớn, tinh dầu bạc hà có thể gây độc. Nó chứa một hợp chất độc hại đã biết có tên là pulegone.

Điều quan trọng cần nhớ là tinh dầu bạc hà nguyên chất luôn ở trạng thái rất đậm đặc. Chính vì vậy, bạn luôn pha loãng tinh dầu đúng cách trước khi sử dụng tại chỗ.

Tinh dầu bạc hà cần được pha loãng trước khi sử dụng trực tiếp lên da
Tinh dầu bạc hà cần được pha loãng trước khi sử dụng trực tiếp lên da

Trong một số trường hợp, dầu bạc hà bôi lên da có thể gây kích ứng hoặc phát ban. Nếu bạn lo lắng về việc da có phản ứng với dầu bạc hà, hãy thử một miếng nhỏ trên da trước.

3. Tinh dầu cam

Dầu cam được làm từ vỏ của trái cây họ cam quýt. Nó có thể được khuếch tán vào không khí, bôi lên da (với dầu nền) hoặc thậm chí được sử dụng như một chất tẩy rửa tự nhiên trong nhà của bạn.

Tác dụng của tinh dầu cam

Dầu cam được biết đến với những công dụng:11

  • Diệt khuẩn.
  • Giảm lo lắng.
  • Giảm đau.

Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, 100 phụ nữ trong quá trình chuyển dạ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Những phụ nữ trong nhóm can thiệp được tiếp xúc với tinh dầu cam. Những phụ nữ trong nhóm đối chứng được tiếp xúc với nước cất. Kết quả cho thấy mức độ lo lắng ở nhóm được cho ngửi tinh dầu cam giảm nhiều hơn so với nhóm dùng nước cất. Nghiên cứu này đã đi đến kết luận dùng tinh dầu hương cam trong các khoa sản sẽ giúp phụ nữ giảm căng thẳng trong quá trình chuyển dạ.15

Tinh dầu cam được biết đến bởi công dụng diệt khuẩn hiệu quả
Tinh dầu cam được biết đến bởi công dụng diệt khuẩn hiệu quả

Thống kê khác cho thấy, khoảng 8% số người sẽ phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Tuy nhiên các phương pháp điều trị cho tình trạng suy nhược này vẫn còn hạn chế.

Trong một nghiên cứu, những con chuột bị căng thẳng sau khi tiếp xúc với tinh dầu cam đều được cải thiện tâm lí căng thẳng và sợ hãi. Tuy nhiên, để cung cấp bằng chứng xác thực, cần có nhiều nghiên cứu trên người để ứng dụng trong điều trị chứng căng thẳng sau chấn thương.16 17

Lưu ý, kiêng kỵ

Dầu cam có khả năng làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng nó trên da và khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.11 18

Tránh sử dụng tinh dầu cam đã cũ hoặc đã bị oxy hóa vì nó có thể gây mẫn cảm cho da. Da của bạn có thể không bị kích ứng sau lần đầu sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng trong một thời gian dài, da có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.19

Tinh dầu cam được cho là có thể gây kích ứng da, vì vậy bạn cần cẩn trọng khi dùng
Tinh dầu cam được cho là có thể gây kích ứng da, vì vậy bạn cần cẩn trọng khi dùng

Cũng như các loại tinh dầu khác, hãy làm theo các lưu ý an toàn sau khi sử dụng dầu cam:19

  • Không thoa tinh dầu chưa pha loãng lên da.
  • Không để tinh dầu cam tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Bảo quản dầu ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.
  • Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu cam.

4. Tinh dầu hương thảo20

Tinh dầu hương thảo thường được biết đến là gia vị cho các món ăn. Song chúng cũng có một số lợi ích cho sức khỏe.

Tinh dầu hương thảo có thể hỗ trợ chiều trị tình trạng viêm khớp
Tinh dầu hương thảo có thể hỗ trợ chiều trị tình trạng viêm khớp

Lợi ích của tinh dầu hương thảo11 21

  • Bổ sung như cải thiện chức năng não.
  • Thúc đẩy sự phát triển của tóc.
  • Giảm đau và căng thẳng.
  • Cải thiện tâm trạng.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm khớp.

 Lưu ý, kiêng kỵ.

Tinh dầu hương thảo được xem là an toàn để sử dụng trong liệu pháp hương thơm và bôi ngoài da (kết hợp với dầu nền).

tinh dầu hương thảo
Người mắc bệnh động kinh hoặc cao huyết áp không nên dùng tinh dầu hương thảo

Một số đối tượng sau không nên sử dụng tinh dầu hương thảo:11

5. Tinh dầu hoa nhài

Dầu hoa nhài là một loại tinh dầu chiết xuất từ ​​hoa trắng của cây hoa nhài, có tên khoa học là Jasminun officinale. Loài hoa này được cho là có nguồn gốc từ Iran, nhưng hiện nay cũng có thể được tìm thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới.22

Tinh dầu hoa nhài có mùi hương dịu nhẹ đặc trưng của loài hoa này
Tinh dầu hoa nhài có mùi hương dịu nhẹ đặc trưng của loài hoa này

Lợi ích của tinh dầu hoa nhài22

  • Khả năng kháng khuẩn.23
  • Giảm các triệu chứng trầm cảm.
  • Chống co thắt.
  • Hỗ trợ chữa lành vết thương.
  • Chăm sóc da, hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến.24
  • Giảm các triệu chứng mãn kinh.

Lưu ý, kiêng kỵ22

Dầu hoa nhài thường được xem là an toàn và không gây dị ứng, và các báo cáo về kích ứng da khi sử dụng loại tinh dầu này là rất hiếm. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thực vật khác, tinh dầu hoa nhài vẫn có nguy cơ gây kích ứng hoặc dị ứng. Chính vì vậy, bạn không được uống trực tiếp và phải pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng.

Mặc dù được xem là an toàn song bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa nhài
Mặc dù được xem là an toàn song bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa nhài

6. Tinh dầu chanh

Được chiết xuất từ ​​vỏ của quả chanh, tinh dầu chanh có thể được khuếch tán vào không khí hoặc bôi lên da của bạn với dầu nền.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Tinh dầu chanh chứa nhiều lợi ích và có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Nó được biết đến với đặc tính làm dịu, là chất chống nấm và làm se. Nó không chỉ hỗ trợ điều trị ho, mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn mà còn có ích trong các vấn đề về hô hấp.11

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liệu pháp dùng tinh dầu chanh có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người Alzheimer.25

Nhiều nghiên cứu chỉ ra tinh dầu chanh có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Nhiều nghiên cứu chỉ ra tinh dầu chanh có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

Tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả chanh có mùi thơm nồng giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Nhờ đặc tính kháng khuẩn làm tinh dầu này trở thành một phương thuốc tự nhiên để chữa lành vết thương và tiêu diệt vi khuẩn. Nó đã được chứng minh là ngăn ngừa sự phát triển của nấm ở bệnh nấm da chân, nấm ngoài da gây ngứa.26

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy sử dụng dầu sả chanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường type 2.27

Mùi hương đặc biệt của tinh dầu sả chanh được yêu người yêu thích
Mùi hương đặc biệt của tinh dầu sả chanh được yêu người yêu thích

Lưu ý, kiêng kỵ

Dầu chanh an toàn để làm chất thơm và sử dụng tại chỗ. Nhưng đã có một số báo cáo cho rằng tinh dầu chanh có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng; và khiến tăng nguy cơ bị cháy nắng. Vì vậy bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi sử dụng.28

7. Dầu cây trà

Dầu cây trà, còn được gọi là dầu tràm, là một loại tinh dầu được chưng cất từ ​​lá của cây bản địa Úc Melaleuca alternifolia. Mặc dù nó được gọi là cây trà, nhưng bạn nên tránh nhầm lẫn nó với các loại trà đen, trà xanh, trà olong.29 30

Dầu cây trà còn có tên gọi khác là tinh dầu tràm
Dầu cây trà còn có tên gọi khác là tinh dầu tràm

Công dụng của tinh dầu cây trà

Tinh dầu cây trà phổ biến với một số công dụng:

  • Kháng khuẩn.31
  • Chống viêm.32 33
  • Chống nấm.34
  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.35 36
  • Bảo vệ sức khỏe tóc.29
  • Hỗ trợ sức khỏe răng miệng.37

Lưu ý, kiêng kỵ29

  • Không uống trực tiếp tinh dầu cây trà.
  • Dị ứng có thể xảy ra: viêm da tiếp xúc, kháng vi khuẩn,…

Cách sử dụng tinh dầu và những lưu ý khi dùng

Lưu ý khi dùng tinh dầu2

Tinh dầu hoàn toàn có thể gây ra các phản ứng trong cơ thể. Những phản ứng này có thể gây hại đối với một số trường hợp. Chẳng hạn như các hợp chất hóa học trong tinh dầu có gây tác dụng phụ khi kết hợp với thuốc. Chúng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc thông thường hoặc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe cá nhân.

Chẳng hạn, người bị huyết áp cao nên tránh các chất kích thích, chẳng hạn như hương thảo. Hoặc những người có khối u vú hoặc buồng trứng phụ thuộc estrogen nên tránh thì là, hồi, và cây xô thơm.

Một số loại dầu tạo ra độc tố có thể gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh, đặc biệt là nếu dùng bên trong. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được nuốt tinh dầu. Khi sử dụng trực tiếp trên da, cần pha loãng; tránh sử dụng tinh dầu nguyên chất. Đồng thời, bạn cần thử nghiệm một vùng nhỏ trên da trước khi sử dụng tinh dầu.

Cần test thử tinh dầu trước khi dùng trên vùng da rộng
Cần test thử tinh dầu trước khi dùng trên vùng da rộng

Những đối tượng cần lưu ý khi dùng tinh dầu2

Những người có bất kỳ tình trạng nào sau đây nên hết sức cẩn thận khi sử dụng liệu pháp hương thơm:

  • Dị ứng.
  • Bệnh hen suyễn.
  • Gặp vấn đề về da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.

Những người có các tình trạng sau đây phải cực kỳ thận trọng:

  • Động kinh.
  • Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.

Việc sử dụng tinh dầu cho bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú chưa được kiểm chứng là an toàn; vì vậy, thai phụ không được khuyến khích sử dụng tinh dầu thường xuyên.

Bất kể sử dụng loại tinh dầu nào, chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng
Bất kể sử dụng loại tinh dầu nào, chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến vì nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng cũng nên thận trọng trên những cơ địa dị ứng với tinh dầu. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ loại tinh dầu cần sử dụng, công dụng và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu gặp phản ứng dị ứng, cần ngưng dùng ngay và báo với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Health Benefits of Essential Oilshttps://www.webmd.com/diet/health-benefits-essential-oils#1

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  2. Aromatherapy: What you need to knowhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/10884

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  3. Effect of Inhaled Lavender and Sleep Hygiene on Self-Reported Sleep Issues: A Randomized Controlled Trialhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4505755/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  4. The Health Benefits of Lavender Essential Oilhttps://www.verywellmind.com/lavender-for-less-anxiety-3571767

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  5. Ambient odors of orange and lavender reduce anxiety and improve mood in a dental officehttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0031938405002660?via%3Dihub

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  6. The effects of clinical aromatherapy for anxiety and depression in the high risk postpartum woman – A pilot studyhttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1744388112000400?via%3Dihub

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  7. Is lavender an anxiolytic drug? A systematic review of randomised clinical trialshttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711312000529?via%3Dihub

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  8. How to Improve the Health of Your Skin with Lavender Oilhttps://www.healthline.com/health/lavender-oil-for-skin

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  9. Chemicals in lavender and tea tree oil appear to be hormone disruptorshttps://www.endocrine.org/news-and-advocacy/news-room/2018/chemicals-in-lavender-and-tea-tree-oil-appear-to-be-hormone-disruptors

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  10. Modulation of cognitive performance and mood by aromas of peppermint and ylang-ylanghttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18041606/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  11. 11 Essential Oils: Their Benefits and How To Use Themhttps://health.clevelandclinic.org/essential-oils-101-do-they-work-how-do-you-use-them/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  12. Physical and Antibacterial Properties of Peppermint Essential Oil Loaded Poly (ε-caprolactone) (PCL) Electrospun Fiber Mats for Wound Healinghttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6988806/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  13. Review article: The physiologic effects and safety of Peppermint Oil and its efficacy in irritable bowel syndrome and other functional disordershttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5814329/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  14. About Peppermint Oil Uses and Benefitshttps://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  15. The effect of aromatherapy by essential oil of orange on anxiety during labor: A randomized clinical trialhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4700683/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  16. Orange essential oil may help alleviate post-traumatic stress disorderhttps://www.sciencedaily.com/releases/2017/04/170424141354.htm

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  17. The 15 Best Essential Oils For Aromatherapy—And How To Use Themhttps://www.womenshealthmag.com/health/a19904702/essential-oils/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  18. Biological Activities and Safety of Citrus spp. Essential Oilshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6073409/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  19. The Benefits of Orange Essential Oil and How to Usehttps://www.healthline.com/health/orange-essential-oil-uses

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  20. Anti-Infectivity against Herpes Simplex Virus and Selected Microbes and Anti-Inflammatory Activities of Compounds Isolated from Eucalyptus globulus Labillhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6070903/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  21. 14 Benefits and Uses of Rosemary Essential Oilhttps://www.healthline.com/nutrition/rosemary-oil-benefits

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  22. Everything You Need to Know About Jasmine Essential Oilhttps://www.healthline.com/health/jasmine-essential-oil

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  23. Antibacterial Potential Assessment of Jasmine Essential Oil Against E. Colihttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2792499/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  24. Commercial Essential Oils as Potential Antimicrobials to Treat Skin Diseaseshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5435909/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  25. Effect of aromatherapy on patients with Alzheimer's diseasehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20377818/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  26. Antibacterial activity of lemongrass (Cymbopogon citratus) oil against some selected pathogenic bacteriashttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1995764510601290

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  27. Hypoglycemic and hypolipidemic effects of fresh leaf aqueous extract of Cymbopogon citratus Stapf. in ratshttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874107001821?via%3Dihub

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  28. Biological Activities and Safety of Citrus spp. Essential Oilshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6073409/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  29. 11 benefits of tea tree oilhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/262944

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  30. 14 Everyday Uses for Tea Tree Oilhttps://www.healthline.com/nutrition/tea-tree-oil

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  31. The mode of antimicrobial action of the essential oil of Melaleuca alternifolia (tea tree oil)https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10735256/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  32. Tea tree oil reduces histamine-induced skin inflammationhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12452873/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  33. A review of applications of tea tree oil in dermatologyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22998411/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  34. Melaleuca alternifolia (Tea Tree) Oil: a Review of Antimicrobial and Other Medicinal Propertieshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1360273/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  35. A comparative study of tea-tree oil versus benzoylperoxide in the treatment of acnehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2145499/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  36. The efficacy of 5% topical tea tree oil gel in mild to moderate acne vulgaris: a randomized, double-blind placebo-controlled studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17314442/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

  37. Clinical effect of a gel containing Lippia sidoides on plaque and gingivitis controlhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3571506/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người