YouMed

9 dấu hiệu ung thư phổi mà bạn nên biết

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc cao, đi cùng với nó là tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong số các bệnh ung thư ở nam giới. Theo số liệu thống kê về ung thư phổi tại Việt Nam, năm 2020 có thêm 26.262 người mắc và có hơn 23.000 trường hợp tử vong. Đây là một con số đáng báo động. Chúng ta cần nâng cao ý thức để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư phổi và điều trị bệnh kịp thời! Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quốc Phong để tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh nhé!

9 dấu hiệu ung thư phổi bạn nên biết

Ung thư phổi là bệnh ung thư hình thành ở phổi. Khi một người bị ung thư phổi, các tế bào bất thường của họ tập hợp lại với nhau để tạo thành một khối u. Không giống như các tế bào bình thường, các tế bào ung thư phát triển mà không có trật tự hoặc không có sự kiểm soát; phá hủy các mô phổi khỏe mạnh xung quanh chúng.

Những loại khối u này được gọi là khối u ác tính. Khi các tế bào ung thư di căn, chúng ngăn cản các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Sau đây là một số dấu hiệu ung thư phổi mà bạn nên biết.1

1. Ho dai dẳng không khỏi

Hãy lưu ý nếu xuất hiện một cơn ho mới kéo dài. Ho do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ hết sau từ khoảng một tuần hoặc hơn.

Nhưng ho dai dẳng kéo dài có thể là triệu chứng của ung thư phổi. Cũng nên chú ý đến bất kỳ thay đổi nào của triệu chứng ho mãn tính, đặc biệt nếu bạn có hút thuốc.

Nếu bạn ho thường xuyên hơn; ho sâu hơn hoặc tiếng ho nghe khàn hơn; ho ra máu hoặc ra một lượng chất nhầy bất thường. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn nên đi khám.

Đừng tự cố gắng loại bỏ cơn ho dai dẳng, cho dù nó khô hay tiết dịch nhầy. Hãy đến gặp bác sĩ ngay hôm nay. Họ sẽ thăm khám phổi của bạn và có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm khác.

Nếu bạn có một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè trải qua những tình huống này. Hãy đề nghị họ liên hệ gặp bác sĩ.

Ho dai dẳng kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu của ung thư phổi
Ho dai dẳng kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu của ung thư phổi

2. Đau trên cơ thể

Ung thư phổi có thể gây ra các cơn đau ở ngực, vai hoặc lưng. Cảm giác đau nhức có thể không liên quan đến ho.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ kiểu đau ngực nào: đau nhói; âm ỉ; liên tục hay ngắt quãng. Bạn cũng nên lưu ý xem nó chỉ giới hạn ở một vùng cụ thể hay xảy ra trên khắp ngực của bạn.

Khi ung thư phổi gây ra đau ngực, cảm giác khó chịu này có thể do các hạch bạch huyết sưng lên hoặc ung thư di căn đến thành ngực, niêm mạc xung quanh phổi; được gọi là màng phổi hoặc xương sườn.

Ung thư phổi di căn đến xương có thể gây đau lưng hoặc đau các vùng xương khác trên cơ thể. Đau xương thường nặng hơn về đêm và tăng lên khi cử động.

Nhức đầu có thể là một dấu hiệu ung thư phổi đã di căn (lan rộng) đến não. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau đầu đều liên quan đến di căn não.

Ung thư phổi có thể gây đau ngực
Ung thư phổi có thể gây đau ngực

3. Mệt mỏi

Mệt mỏi được xem là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của ung thư phổi.2

Sự mệt mỏi do ung thư phổi có thể do:

  • Sự phát triển của khối u.
  • Thiếu máu.
  • Khó ngủ do bệnh.
  • Nhưng cơn đau trên cơn thể.
  • Suy dinh dưỡng.

4. Thay đổi nhịp thở hoặc thở khò khè

Khó thở hoặc dễ trở nên dễ thở cũng là những dấu hiệu ung thư phổi. Thay đổi nhịp thở có thể xuất hiện nếu ung thư phổi chặn hoặc thu hẹp đường thở; hoặc nếu chất lỏng từ khối u phổi ứ lại trong lồng ngực.

Hãy chú ý khi bạn cảm thấy bị hẫng hoặc hụt ​​hơi. Nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi leo cầu thang hoặc thực hiện các nhiệm vụ mà bạn từng thấy dễ dàng, đừng bỏ qua triệu chứng này.

Khi đường thở của bạn bị co thắt, tắc nghẽn hoặc bị viêm, tiếng khò khè hoặc tiếng rít có thể xuất hiện khi bạn thở. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân thì lành tính và dễ điều trị.

Tuy nhiên, thở khò khè cũng là một triệu chứng của ung thư phổi, đó là lý do tại sao bạn cần được bác sĩ xem xét. Đừng vội cho rằng thở khò khè là do hen suyễn hoặc dị ứng. Hãy nhờ bác sĩ xác nhận nguyên nhân.

Khó thở có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi
Khó thở có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi

5. Giọng nói khàn khàn

Nếu bạn nhân thấy một sự thay đổi đáng kể trong giọng nói của mình; hoặc nếu ai đó nhận xét rằng giọng nói của bạn nghe trầm hơn hoặc khàn hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

Cảm lạnh thông thường có thể gây khàn giọng. Nhưng triệu chứng này có thể gợi ý điều gì đó nghiêm trọng hơn khi nó kéo dài.

Khàn giọng có thể xảy ra và liên quan đến ung thư phổi. Khi mà khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động thanh quản.

6. Sụt cân

Giảm cân không rõ nguyên nhân từ 5 kg trở lên có thể là dấu hiệu ung thư phổi hoặc một loại ung thư khác.

Một nghiên cứu 2017 về những người trưởng thành mắc ung thư phổi và ung thư đường tiêu hóa cho thấy: khoảng 34,1% người tham gia bị sụt cân do ung thư khi được chẩn đoán mắc bệnh.3

Khi bị ung thư, sự sụt giảm trọng lượng này có thể là do tế bào ung thư sử dụng năng lượng. Nó cũng có thể là do sự thay đổi trong cách cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn.

Đừng loại bỏ mối quan tâm về sự sụt giảm cân nặng của bạn, nếu bạn không cố gắng giảm cân. Nó có thể là một manh mối cho thấy một sự biến đổi về sức khỏe của bạn.

7. Ngón tay (chân) dùi trống

Đây là triệu chứng không điển hình của ung thư phổi. Ngón tay dùi trống là tình trạng mà các ngón tay, ngón chân sẽ có những thay đổi như sau:

  • Móng tay, móng chân lớn và tròn hơn một cách bất thường.
  • Móng tay thường cong xuống.
  • Móng tay, móng chân mọc lồi bất thường.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngón tay dùi trống. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5-15% người bị ung thư phổi gặp phải tình trạng này.4

8. Hội chứng Horner

Ung thư phổi ở phần trên đôi khi được gọi là khối u Pancoast. Các khối u này không chỉ gây đau vai dữ dội. Mà nó còn có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh ở mắt và một phần khuôn mặt, dẫn đến một nhóm các triệu chứng gọi là hội chứng Horner.5

Các triệu chứng bao gồm:5

  • Sụp mí mắt trên.
  • Đồng tử nhỏ hơn.
  • Ít hoặc không đổ mồ hôi một bên mặt.

9. Hội chứng cận ung thư

Một số bệnh ung thư phổi có thể tạo ra các chất giống như hormone xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề với các mô và cơ quan ở xa. Mặc dù có thể ung thư chưa lan đến những nơi đó.

Những vấn đề này được gọi chung là Paraneoplastic Syndrome – Hội chứng cận ung thư. Đôi khi những hội chứng này có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư phổi.

Hội chứng cận ung thư có thể xảy ra với bất kỳ bệnh ung thư phổi nào. Nhưng nó thường liên quan đến ung thư phổi tế bào nhỏ hơn. Một số hội chứng phổ biến bao gồm:

Hội chứng tiết hormone ADH không thích hợp (Syndrome of inappropriate anti-diuretic hormone – SIADH)

Đây là tình trạng mà các tế bào ung thư tạo ra hormone ADH khiến thận giữ nước.

Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn, bồn chồn, hay lú lẫn. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến co giật hoặc hôn mê.

Hội chứng Cushing

Đây là tình trạng mà các tế bào ung thư tạo ra ACTH – một loại hormone kích thích tuyến thượng thận tạo ra cortisol.

Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như tăng cân, dễ bị bầm tím, suy nhược, buồn ngủ và giữ nước.

Hội chứng Cushing cũng có thể làm huyết áp và lượng đường trong máu tăng cao; thậm chí là bệnh tiểu đường.

Các vấn đề khác

Ai dễ bị ung thư phổi hơn?

Theo hướng dẫn tầm soát ung thư phổi của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), quét Low Dose CT (LDCT) hàng năm cho những người có nguy cơ cao trong độ tuổi từ 55 đến 74. Những đối tượng có đủ từng điều kiện sau đây:6

  • Hiện đang hút thuốc hoặc đã hút thuốc trong vòng 15 năm qua.
  • Có tiền sử hút thuốc từ 30 gói năm trở lên. (số năm hút thuốc nhân với số gói thuốc lá bạn hút mỗi ngày).
  • Được tư vấn để giúp bỏ thuốc lá nếu hiện tại đang hút thuốc.
  • Được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho biết về lợi ích và tác hại của việc chụp LDCT.
  • Được tiếp cận với một cơ sở thực hiện tầm soát ung thư phổi.

Chẩn đoán ung thư phổi

Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chuẩn bị cho các xét nghiệm cụ thể. Chẳng hạn như:7

1. Xét nghiệm hình ảnh

Một khối bất thường có thể được nhìn thấy trên chụp X-quang, MRI, CT và PET. Những phương pháp quét này tạo ra nhiều hình ảnh chi tiết hơn giúp tìm thấy các tổn thương nhỏ hơn.

2. Xét nghiệm tế bào trong đờm

Nếu bạn có thể khạc ra đờm khi ho, kiểm tra bằng kính hiển vi có thể xác định xem có tế bào ung thư hay không.

3. Sinh thiết

Sinh thiết có thể xác định xem các tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Có thể lấy mẫu mô bằng cách:

  • Nội soi phế quản: một ống soi được đưa xuống cổ họng và vào phổi của bạn trong khi bạn đang được an thần. Việc này giúp kiểm tra kỹ càng hơn.
  • Nội soi trung thất: Bác sĩ rạch một đường ở gốc cổ. Một dụng cụ soi được đưa vào cùng với các dụng cụ phẫu thuật được sử dụng để lấy mẫu từ các hạch bạch huyết. Nó thường được thực hiện trong bệnh viện dưới gây mê toàn thân.
  • Sinh thiết bằng kim: Dưới hướng dẫn của các xét nghiệm hình ảnh học, một kim được đưa qua thành ngực và vào mô phổi nghi ngờ. Sinh thiết bằng kim cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các hạch bạch huyết.
Sinh thiết phổi
Sinh thiết phổi

Các mẫu mô được gửi đến bác sĩ giải phẫu bệnh học để phân tích. Nếu kết quả dương tính với ung thư. Bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm. Chẳng hạn như chụp cắt lớp xương, có thể giúp xác định xem ung thư đã lan tràn hay chưa và để giúp xác định giai đoạn.

Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được tiêm một chất phóng xạ. Các vùng bất thường của xương sau đó sẽ được đánh dấu trên hình ảnh. Chụp MRI, CT và PET cũng được sử dụng để xếp giai đoạn.

Trên đây là thông tin về các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp. Đây là một bệnh lí ác tính khó chẩn đoán và phát hiện sớm. Chúng ta cần lưu ý đến các dấu hiệu ung thư phổi như: ho dai dẳng không khỏi, thay đổi nhịp thở hoặc thở khò khè, đau, khàn giọng, sụt cân… Đừng chủ quan mà hãy liên hệ bác sĩ ngay bạn nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Signs and Symptoms of Lung Cancerhttps://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/detection-diagnosis-staging/signs-symptoms.html

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  2. Fatigue in lung cancer patients: symptom burden and management of challengeshttps://www.dovepress.com/fatigue-in-lung-cancer-patients-symptom-burden-and-management-of-chall-peer-reviewed-fulltext-article-LCTT

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  3. Prevalence and Survival Impact of Pretreatment Cancer-Associated Weight Loss: A Tool for Guiding Early Palliative Carehttps://ascopubs.org/doi/full/10.1200/jop.2017.025221

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  4. Digital clubbinghttps://journals.lww.com/lungindia/Fulltext/2012/29040/Digital_clubbing.11.aspx

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  5. Lung Pancoast Tumorhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK556109/

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  6. American Cancer Society lung cancer screening guidelineshttps://acsjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.3322/caac.21172

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

  7. Lung Cancer Diagnosishttps://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/lung-cancer/learn-about-lung-cancer/how-is-lung-cancer-diagnosed

    Ngày tham khảo: 04/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người