Đau mắt đỏ kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ nhanh khỏi bệnh?
Nội dung bài viết
Đau mắt đỏ là tình trạng mắt đỏ thường do viêm kết mạc. Tình trạng viêm có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Nhiều người thường thắc mắc khi bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh lành bệnh? Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Một số thông tin cơ bản về đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Màng này được gọi là kết mạc. Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và bị kích thích, chúng sẽ dễ nhìn thấy hơn. Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng. Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc, như: virus, vi khuẩn, dị ứng, hóa chất, dị vật trong mắt,… Các triệu chứng phổ biến của viêm kết mạc bao gồm:1
- Đỏ ở một hoặc cả hai mắt.
- Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
- Cảm giác cộm ở một hoặc cả hai mắt.
- Chảy dịch ở một hoặc cả hai mắt tạo thành lớp vảy trong đêm có thể khiến mắt hoặc mắt của bạn không thể mở vào buổi sáng.
- Rách.
- Nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là chứng sợ ánh sáng.
Đau mắt đỏ nên ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
Thông thường, đau mắt đỏ do tình trạng nhiễm khuẩn nên có thể bổ sung một số thực phẩm bổ trợ chống nhiễm khuẩn cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
1. Sữa chua2
Sữa chua và các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn khác (thức uống lên men, sữa chua uống…) các sản phẩm này cung cấp nguồn lợi khuẩn probiotic. Probiotic không chỉ có lợi ở các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nói riêng mà còn có lợi trong các tình trạng nhiễm khuẩn nói chung.
2. Các thực phẩm bổ sung vitamin C và E3
Vitamin C và vitamin E là những chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt, giúp ngăn ngừa và làm chậm các bệnh liên quan đến mắt.
Người bệnh viêm kết mạc có thể bổ sung các thực phẩm giàu 2 loại vitamin trên, như: chanh, cam, ớt chuông,…
3. Các thực phẩm bổ sung vitamin A4
Vitamin A cũng rất quan trọng đối với thị lực vì là thành phần thiết yếu của rhodopsin, protein nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc phản ứng với ánh sáng đi vào mắt và vì nó hỗ trợ sự biệt hóa và hoạt động bình thường của màng kết mạc và giác mạc.
Nồng độ vitamin A chiếm tỷ lệ cao trong gan, cá, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa. Vitamin A cũng có thể xuất phát từ các loại rau lá xanh, rau màu cam và vàng (cà rốt, ớt chuông, bí ngô,…), các sản phẩm cà chua, trái cây và một số loại dầu thực vật. Ngoài ra, vitamin A cũng có trong sữa, bơ thực vật, ngũ cốc ăn liền,….
4. Thực phẩm kháng viêm5
Một số thực phẩm bố sung có đặc tính kháng viêm tự nhiên như nghệ, thì là, mật ong,… đã được nghiên cứu trong các trường hợp đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Thông thường, người bệnh đau mắt đỏ không cần đặc biệt kiêng cử bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, một số thực phẩm dưới đây có thể làm người bệnh khó chịu hơn khi dùng, do một số đặc tính vật lý của chúng.
1. Thực phẩm cay, nóng
Vị cay và nóng của thực phẩm có thể làm người bệnh dễ cay mắt, dễ chảy nước mắt, mắt khó chịu cũng làm người bệnh dễ đưa tay dụi mắt. Những việc này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
2. Thực phẩm có mùi tanh
Mùi tanh trong các thực phẩm như tôm, cá, mực, các loại hải sản khác có thể làm tăng sự khó chịu khi bị đau mắt đỏ.
Vì thế nếu bị đau mắt đỏ thì không nên ăn đồ tanh để giảm bớt sự khó chịu cũng như giúp bệnh nhanh khỏi.
3. Những chất kích thích
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… là những sản phẩm có hại cho cơ thể. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, không thể chống lại ảnh hưởng của các chất kích thích này và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng các sản phẩm này.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng rau muống có thể làm sản sinh nhiều ghèn mắt hơn. Và tình trạng này có thể làm người bệnh đau mắt đỏ cảm thấy khó chịu và làm bệnh lâu khỏi. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh thông tin trên. Để chắc chắn hơn việc có nên dùng rau muống trong lúc bệnh viêm kết mạc hay không, người bệnh cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
Một số lưu ý khác dành cho người bệnh đau mắt đỏ
Ngoài một số lưu ý đau mắt đỏ kiêng gì hay ăn gì, người bị đau mắt đỏ nên lưu ý một số điều sau:6
- Rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chạm vào mắt.
- Tránh chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt để không lây bệnh từ mắt này qua mắt khác.
- Lau rửa sạch ghèn quanh mắt bằng bông hoặc khăn.
- Không sử dụng cùng một hộp/chai thuốc nhỏ mắt cho mắt bị nhiễm trùng và mắt không bị nhiễm trùng.
- Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa.
- Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép bắt đầu đeo lại.
- Vệ sinh, bảo quản và thay thế kính áp tròng của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính đeo mắt.
Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc bị đau mắt đỏ có kiêng quan hệ không? Câu trả lời là khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên quan hệ tình dục. Do đau mắt đỏ bởi một số nguyên nhân như vi khuẩn, virus rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc gần. Quan hệ tình dục làm tăng khả năng lây nhiễm cho đối phương hoặc bản thân bị lây nhiễm.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề đau mắt đỏ nên ăn gì, cũng như đau mắt đỏ kiêng ăn gì. Đau mắt đỏ là bệnh gây một số triệu chứng khó chịu. Chăm sóc tốt cơ thể người bệnh để giúp hạn chế biến chứng cũng như giúp nhanh chóng lành bệnh hơn nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Pink eye (conjunctivitis)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355
Ngày tham khảo: 15/05/2023
-
The Impact of Probiotics and Prebiotics on Dry Eye Disease Signs and Symptomshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9409742/
Ngày tham khảo: 15/05/2023
-
Nutrition and eye diseaseshttps://www.researchgate.net/publication/285526392_Nutrition_and_eye_diseases
Ngày tham khảo: 15/05/2023
-
Vitamin A and Carotenoidshttps://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
Ngày tham khảo: 15/05/2023
-
Herbal Significance and Home Remedies to Treat Conjunctivitis: An Overviewhttps://www.indianjournals.com/ijor.aspx?target=ijor:rjtcs&volume=5&issue=1&article=007
Ngày tham khảo: 15/05/2023
-
Conjunctivitis (Pink Eye) - Preventionhttps://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/prevention.html
Ngày tham khảo: 15/05/2023