Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Suy thận mãn tính nên ăn gì?
Nội dung bài viết
Theo ước tính, bệnh thận mạn là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến 10% dân số thế giới. Khi mắc bệnh, thận không đủ khả năng đào thải các chất như bình thường. Vì vậy, suy thận mãn tính nên ăn gì là câu hỏi được đặt ra hàng đầu đối với người bệnh. Câu trả lời thực sự là gì? Tất cả sẽ được ThS.BS Trần Quốc Phong giải đáp bài viết sau đây!
Tại sao người bệnh thận cần chế độ ăn hợp lý?
Thận là cơ quan đôi, có hình hạt đậu. Dù kích thước tương đối nhỏ (trung bình chiều dài thận từ 9-12 cm, chiều rộng (4-8 cm), độ dày (3-5 cm), thận hoạt động mạnh mẽ, thực hiện nhiều chức năng quan trọng:
- Lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể và thải qua nước tiểu.
- Giải phóng hormone điều hòa huyết áp.
- Giữ cân bằng muối – nước trong cơ thể.
- Sản xuất nước tiểu.
- Thực hiện nhiều nhiệm vụ thiết yếu khác.
Khi thận không còn hoạt động tốt, chất thải sẽ tích tụ trong máu, bao gồm cả chất thải từ thức ăn. Vì vậy, người bệnh thận mạn cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt.
Chế độ ăn cho người suy thận mãn tính
Phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh thận sẽ có các chế độ ăn tương ứng với mức độ kiêng cữ khác nhau.
Ví dụ, những người bệnh thận giai đoạn đầu sẽ có chế độ ăn kiêng khác với người bệnh giai đoạn cuối (ESRD). Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn phù hợp nhất đối với từng tình trạng bệnh.
Xem thêm: Các cấp độ suy thận và những thông tin bạn cần biết
Mấu chốt đối với tất cả người bệnh thận là: Chế độ ăn hạn chế lượng chất thải tồn đọng trong máu. Điều này giúp tăng cường chức năng đồng thời giảm nguy cơ tổn thương thận nặng hơn. Trước khi giải đáp cho thắc mắc “suy thận mãn tính nên ăn gì“. Người bệnh cũng cần biết về những dưỡng chất nào nên hạn chế hấp thu:1
Natri
Natri là thành phần chính của muối ăn và có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Thận bị tổn thương không đủ khả năng lọc natri dư thừa, làm tăng natri máu. Theo khuyến cáo, lượng natri nạp vào nên ít hơn 2000 mg mỗi ngày.2 3
Kali
Kali là khoáng chất đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh thận mạn, cần hạn chế Kali để tránh nồng độ trong máu cao gây nguy hiểm. Khuyến nghị dưới 2000 mg kali/người/ngày.4
Phốt pho
Thận bị tổn thương không thể loại bỏ phốt pho dư thừa. Các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì lượng phốt pho nạp vào ở mức thấp hơn 800-1000 mg mỗi ngày ở hầu hết bệnh nhân.5
Protein
Protein là nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, người bệnh thận cũng cần hạn chế vì thận bị hư sẽ không có khả năng đào thải các chất từ quá trình chuyển hóa protein.
Suy thận mãn tính nên ăn gì?
Súp lơ trắng
Súp lơ trắng là loại rau giàu chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, vitamin K và folate. Súp lơ nghiền cũng là một lựa chọn thay thế khoai tây lý tưởng vì hàm lượng kali thấp.
Một cốc (124 gram) súp lơ trắng nấu chín có chứa:6
- Natri: 19 mg.
- Kali: 176 mg.
- Phốt pho: 40 mg.1
Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và thành phần chống oxy hóa dồi dào.7 Đặc biệt hơn, loại quả này chứa anthocyanins – một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, suy giảm nhận thức và bệnh tiểu đường.8 Đồng thời, việt quất rất “thân thiện” trong nhóm các loại thực phẩm dành cho người suy thận bởi thành phần ít natri, kali và phốt pho.
Một cốc việt quất tươi (148 gram) có chứa:9
- Natri: 1,5 mg.
- Kali: 114 mg.
- Phốt pho: 18 mg.
Nho đỏ
Nho đỏ giàu vitamin C và flavonoid – thành phần chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm.10
75 gram nho đỏ có chứa:11
- Natri: 1,5 mg.
- Kali: 144 mg.
- Phốt pho: 15 mg.
Lòng trắng trứng
Lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng, nhưng có hàm lượng phốt pho cao. Do đó, lòng trắng trứng trở thành lựa chọn ưu tiên hơn trong nhóm “suy thận mãn tính nên ăn gì“. Đặc biệt, đối với người đang được chạy thận nhân tạo, lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà lại ít phốt pho.
Hai lòng trắng trứng lớn (khoảng 66 gram) có chứa:12
- Natri: 110 mg.
- Kali: 108 mg.
- Phốt pho: 10 mg.
Tỏi
Tỏi là sự thay thế thơm ngon cho muối. Ngoài vai trò tăng thêm hương vị, tỏi còn giúp cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng. Đây là nguồn cung cấp mangan, vitamin C và vitamin B6, đồng thời chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.
Ba tép tỏi (khoảng 9 gram) chứa:13
- Natri: 1,5 mg.
- Kali: 36 mg.
- Phốt pho: 14 mg.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là sự lựa chọn tuyệt với cho người bệnh thận. Đây là nguồn chất béo lành mạnh không chứa phốt pho. Thành phần chính trong dầu ô liu là axit oleic, axit béo không bão hòa đơn có đặc tính kháng viêm.14 Thêm vào đó, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao, không bị biến đổi tạo các chất oxy hóa gây hại.
Một muỗng canh (khoảng 13,5 gram) dầu ô liu chứa:15
- Natri: 0,3 mg.
- Kali: 0,1 mg.
- Phốt pho: 0 mg.
Gà không da
Ở phần trước của bài viết đã đề cập đến việc giảm lượng protein ở người bệnh thận. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Và gà không da là sự lựa chọn phù hợp.
Đặc biệt là ức gà không da chứa ít natri, kali và phốt pho hơn thịt gà còn da. Khi mua gà nên ưu tiên chọn thịt gà tươi thay vì gà chiên hay quay sẵn. Bởi trong gà chiên hay quay sẵn phần lớn đã được tẩm ướp nhiều gia vị chứa natri và phốt pho.
84 gram gà không da chứa:16
- Natri: 63 mg.
- Kali: 216 mg.
- Phốt pho: 192 mg.
Dứa
Nhiều loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối, kiwi chứa hàm lượng kali cao nên không tốt cho người bệnh thận. May mắn thay, quả dứa (thơm) là một sự thay thế tuyệt vời cho các loại quả trên. Thêm vào đó, trong quả dứa còn chứa lượng lớn chất xơ, mangan và vitamin C và bromelain, một loại enzym giúp giảm viêm.17
Một cốc dứa tươi (khoảng 165 gram) chứa:18
- Natri: 2 mg.
- Kali: 180 mg.
- Phốt pho: 13 mg.
Một số thực phẩm cần đặc biệt tránh
Sau khi đã tìm hiểu suy thận mãn tính nên ăn gì. Hãy cùng tham khảo các loại thực phẩm thuộc “danh sách đen” đối với những người có bệnh lý về thận:19
- Nước ngọt sẫm màu.
- Quả bơ.
- Thức ăn đóng hộp.
- Bánh mì nguyên cám.
- Gạo lứt.
- Chuối.
- Sản phẩm từ sữa.
- Quả cam và nước ép cam.
- Khoai tây.
- Cà chua.
- Thức ăn nhanh.
Xem thêm: Bệnh thận kiêng ăn gì, bạn đã biết chưa?
Nhìn chung, đối với người bệnh thận, chế độ ăn là đặc biệt quan trọng. Ăn uống đúng cách, khoa học không những ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng mà còn hỗ trợ tăng cường chức năng thận. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức về những thực phẩm phù hợp cho người bị bệnh thận mãn tính. Cũng như giúp bạn giải đáp câu hỏi suy thận mãn tính nên ăn gì. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
The 20 Best Foods for People with Kidney Diseasehttps://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-kidneys
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Dietary sodium restriction: a neglected therapeutic opportunity in chronic kidney diseasehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4189688/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Dietary Salt Restriction in Chronic Kidney Disease: A Meta-Analysis of Randomized Clinical Trialshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29882800/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Management of hyperkalaemia in chronic kidney diseasehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25223988/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Phosphorus and Nutrition in Chronic Kidney Diseasehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3369467/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Cauliflower, cooked, boiled, drained, without salthttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170397/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Survey of antioxidant capacity and phenolic composition of blueberry, blackberry, and strawberry in Nanjinghttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3274736/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Health Benefits of Anthocyanins and Their Encapsulation for Potential Use in Food Systems: A Reviewhttps://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10408398.2013.805316
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Blueberries, rawhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/171711/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Flavonoids--food sources and health benefitshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25272572/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Grapes, red or green (European type, such as Thompson seedless), rawhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/174683/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Egg, white, raw, freshhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/172183/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Garlic, rawhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169230/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Role of oleic acid in immune system; mechanism of action; a reviewhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23165533/
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Oil, olive, salad or cookinghttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/171413/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Chicken, broilers or fryers, breast, meat only, cooked, roastedhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/171477/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Pineapple, raw, all varietieshttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169124/nutrients
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
17 Foods to Avoid or Limit If You Have Bad Kidneyshttps://www.healthline.com/nutrition/foods-to-avoid-with-kidney-disease
Ngày tham khảo: 16/03/2022
-
Potential role of bromelain in clinical and therapeutic applicationshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27602208/
Ngày tham khảo: 16/03/2022