YouMed

Lời khuyên của bác sĩ về ung thư dạ dày nên ăn gì?

Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy - Chuyên khoa Ung bướu
Tác giả: ThS.BS.CKI Phan Lương Huy
Chuyên khoa: Ung bướu

Ung thư dạ dày đứng thứ tư trong các loại ung thư trên toàn thế giới. Bệnh lý này gây hậu quả nghiêm trọng trên người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, dự phòng và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy sẽ cung cấp ý kiến chuyên gia về ung thư dạ dày nên ăn gì và phòng ngừa ra sao. Hy vọng kiến thức này giúp bạn và gia đình trên hành trình bảo vệ sức khỏe!

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào ngăn ngừa hoàn toàn ung thư dạ dày. Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố khác đều có thể nằm trong kiểm soát của bạn. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm hiểu. Tuy nhiên, những phương pháp sau có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này:1 2 3

Kiểm tra các vết loét trong dạ dày

Helicobacter pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến, thường gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, không phải lúc nào vi khuẩn này cũng gây ra triệu chứng khiến bạn khó chịu. Ngoài ra, vi khuẩn này có khả năng sinh ra một chất gây ung thư. Vì vậy, nếu bị loét dạ dày, bác sĩ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm H. pylori hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ điều trị nó. Nếu bệnh lý này không được điều trị đúng và kịp thời, nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn rất cao đấy.

Các nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến mắc ung thư dạ dày
Các nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến mắc ung thư dạ dày

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Việc bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn mà còn hạn chế nguy cơ “hút thuốc thụ động” của những người xung quanh.

Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy: thừa cân, béo phì có mối tương quan với việc mắc ung thư dạ dày. Vì vậy, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý sẽ giúp bạn có được một sức khỏe tốt.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục hằng ngày là một thói quen mang lại hiệu quả sức khỏe từ đầu đến chân. Vì thế, cũng giúp bạn hạn chế ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau một cách hợp lý

Bạn thường hay dùng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen,… để giảm đau, giảm viêm hoặc hạ sốt. Các loại thuốc này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và cơ quan hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng những loại thuốc đó để ngăn ngừa ung thư dạ dày. Bởi vì chúng cũng có thể gây xuất huyết dạ dày. Bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc cần dùng.

Tầm soát các bệnh lý ung thư dạ dày có yếu tố gia đình

Khi bạn có những người thân mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ giúp bạn biết có cần tầm soát hay không. Xét nghiệm di truyền có thể cho bạn biết nếu bạn mang một số gen nhất định khiến bạn nhạy cảm hơn với ung thư dạ dày, bao gồm gen CDH1 và hội chứng Lynch.

Thói quen ăn uống hợp lý

Bạn cần hạn chế những thực phẩm hun khói, ngâm hoặc muối chua. Một lượng lớn muối và chất bảo quản có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu lượng cồn tiêu thụ qua rượu bia cũng là cách để ung thư dạ dày không tiến triển.

Nội dung tiếp theo sẽ hướng dẫn cụ thể chế độ ăn cho bệnh nhận ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Một chế độ ăn hợp lý có thể đem lại cho bạn những lợi ích trong việc đương đầu với ung thư dạ dày. Những chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có trong thức ăn sẽ giúp bạn tối ưu hóa được việc điều trị. Cùng phối hợp các thực phẩm trong danh mục ngay bên dưới đây:1 2 3

Những thực phẩm giàu chất đạm

Những thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa,… cung cấp hàm lượng protein để duy trì cân nặng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm nguồn gốc từ thực vật như: đậu nành, bông cải xanh,… Tuy nhiên, nên nhớ rằng cơ thể bạn sẽ dễ dàng hấp thu các loại đạm có nguồn gốc từ động vật hơn nhé!

Những thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa,... cung cấp hàm lượng protein để duy trì cân nặng
Những thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa,… cung cấp hàm lượng protein để duy trì cân nặng

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: , dâu tây, bơ, khoai lang, táo, chuối,…4

Khoai lang cũng được khuyến cáo nên sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh lý này. Khoai lang cung cấp beta-caroten và caffeic acid. Cả hai thành phần này đều là những chất chống oxy hóa.5 6 Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày.7

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì) là thực phẩm nhiều chất xơ phải kể đến trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày.

Các loại trái cây có múi

Các loại trái cây có múi thường gặp bao gồm: cam, chanh, quýtbưởi.

Những loại trái cây có múi cung cấp vitamin C giúp phòng ngừa ung thư dạ dày
Những loại trái cây có múi cung cấp vitamin C giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

Các loại trái cây này mang lại cho chúng ta một lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C không chỉ giúp bạn chống lại cảm lạnh mà nó còn là một chất chống ung thư. Vitamin C loại bỏ các gốc tự do, các hợp chất nguy hiểm phát sinh trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khí thải ô tô hay ống khói của nhà máy thải ra khói, các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn tạo ra các gốc tự do có thể làm hỏng DNA. Và tổn thương DNA là bước đầu tiên của quá trình ung thư. Vitamin C bảo vệ bạn, vô hiệu hóa các gốc tự do khi chúng hình thành.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bưởi có thể làm thay đổi nồng độ một số loại thuốc trong máu. Vì vậy, hãy thận trọng khi dùng bưởi khi đang dùng thuốc điều trị ung thư dạ dày.

Sau khi đọc bài viết này, YouMed hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ung thư dạ dày nên ăn gì?“. Một thói quen sống tốt và một chế độ ăn uống hợp lý sẽ rất quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe. Đừng ngần ngại tư vấn bác sĩ khi bạn có những thắc mắc về vấn đề sức khỏe của mình nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Can You Prevent Stomach Cancer?https://www.webmd.com/cancer/understanding-stomach-cancer-prevention

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  2. Stomach Cancer Preventionhttps://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/cancer/stomach-cancer/stomach-cancer-prevention.html

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  3. Can Stomach Cancer Be Prevented?https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/causes-risks-prevention/prevention.html

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  4. 22 High Fiber Foods You Should Eathttps://www.healthline.com/nutrition/22-high-fiber-foods

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  5. What's to know about sweet potatoes?https://www.medicalnewstoday.com/articles/281438

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  6. What to know about caffeic acidhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/319510

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

  7. Antioxidants and Cancer Preventionhttps://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/antioxidants-fact-sheet

    Ngày tham khảo: 18/12/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người