YouMed

Mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh? Câu trả lời từ bác sĩ

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

“Mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh?” là thắc mắc của nhiều bà mẹ hiện nay. Bên cạnh việc chăm sóc bản thân với những cách như ăn những thực phẩm lành mạnh, uống vitamin khi mang thai và trước khi sinh. Việc duy trì những thói quen tốt đó cũng rất quan trọng trong giai đoạn sau khi sinh. Nhiều mẹ đang cho con bú băn khoăn không biết thực phẩm mình sử dụng có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, cũng như mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh. Bài viết sau đây của Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc trên. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tác dụng của sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con của bạn. Trên thực tế, sữa mẹ sẽ dần thay đổi theo thời gian để tạo ra các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đặc biệt khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và tiếp tục bú mẹ trong ít nhất 12 tháng. Việc này rất tốt cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và làm giảm tỷ lệ các vấn đề sức khỏe sau này cho trẻ. Thường gặp nhất là bệnh tiểu đường (đái tháo đường), béo phìhen suyễn.1 2

Đối với các bà mẹ đang cho con bú sẽ giúp tử cung co bóp và máu ngừng chảy nhanh hơn sau khi sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vúung thư buồng trứng cho người mẹ. Đồng thời đây cũng là một cách tuyệt vời giúp mẹ gắn kết với con mình.1 2

Xem thêm: Mẹ bị ít sữa: Cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và cách làm tăng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Mẹ ăn gì để con tăng cân?

Có thể bạn băn khoăn không biết mình cần ăn những loại thực phẩm nào để tạo ra lượng sữa phù hợp, hoặc chất lượng sữa tốt nhất cho con. Thực ra, bạn không cần phải ăn bất cứ thứ gì đặc biệt khi đang cho con bú. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.3

Ngũ cốc3

Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, gạo lứt và mì ống nguyên hạt rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin tự nhiên.

Ngoài ra, ngũ cốc cũng rất giàu carbohydrate, protein và chất béo không bão hòa lành mạnh. Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn no lâu hơn. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm giàu đạm3 4

Bổ sung thêm protein từ thịt, cá, trứng, các loại hạt đậu. Nên ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, bao gồm cả một số loại cá có dầu.

Các loại cá như cá hồi và cá mòi là nguồn cung cấp protein dồi dào, cũng như vitamin và omega-3, có thể làm giảm viêm. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin D tự nhiên.

Bạn cũng nên sử dụng thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô maisữa chua. Những thực phẩm này chứa nhiều canxi và protein.

Mẹ đang cho con bú nên ăn cá vì cá rất giàu dinh dưỡng
Mẹ đang cho con bú nên ăn cá vì cá rất giàu dinh dưỡng

Nước lọc4

Việc uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách đặt đồ uống gần khu vực cho con bú. Nước lọc, nước trái cây hay sữa tách béo đều là những lựa chọn tốt.

Mẹ đang cho con bú và chế độ ăn chay5

Một số chế độ ăn kiêng từ khi mang thai không thể áp dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.

Chế độ ăn chay có thể áp dụng với việc điều chỉnh phù hợp cho nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn tránh ăn thịt, hãy đảm bảo rằng bạn có ăn những nguồn cung cấp sắt và kẽm khác như các loại hạt đậu, trái cây, và sản phẩm từ sữa.

Trong trường hợp nếu bạn tránh tất cả các sản phẩm động vật (chế độ ăn thuần chay), bạn sẽ cần phải bổ sung vitamin B12 để đảm bảo con bạn không bị thiếu hụt chất này.

Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Có lẽ bạn đã tự hỏi liệu có cần phải tránh một số loại thực phẩm để ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, hoặc dị ứng thực phẩm ở trẻ hay không. Nếu bạn không có tiền căn dị ứng thì hành động này là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến những vấn đề cần tránh sau:3 5

  • Thực phẩm có chất ngọt nhân tạo.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu và cá kiếm. Bạn có thể kiểm tra thành phần thủy ngân trong thực phẩm trước khi lựa chọn.
  • Caffeine có thể từ sữa mẹ vào cơ thể bé. Điều này khiến trẻ tỉnh táo và khó đi ngủ hơn. Caffeine là thành phần tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà và sô cô la. Nó cũng được thêm vào một số nước ngọt và nước tăng lực; cũng như một số loại thuốc chữa cảm lạnhcảm cúm. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày.4
  • Rượu. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy đợi 2 – 3 giờ sau khi uống, trước khi cho con bú. Lúc này, rượu không còn ở trong sữa của bạn. Vì đã được loại bỏ ra ngoài khi nồng độ cồn trong máu của bạn giảm xuống. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là không nên dùng rượu khi bạn đang cho con bú.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể dung nạp thực phẩm cay và có gas. Tuy nhiên, trẻ có thể phản ứng lại như bỏ bú nếu sữa có vị lạ do thức ăn mà mẹ đã dùng.
Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng rượu bia
Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng rượu bia

Gợi ý một số thực đơn cho mẹ

Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt trong 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Việc ăn 3 phần rau và 2 phần trái cây cũng rất quan trọng.5

Những món ăn nhẹ sau đây với cách chuẩn bị nhanh và đơn giản sẽ cung cấp cho bạn năng lượng trong ngày:4

  • Hoa quả tươi.
  • Bánh mì kẹp với salad, pho mát bào, cá hồi nghiền hoặc thịt nguội.
  • Sữa chua và kem pho mát.
  • Súp rau và đậu.
  • Ngũ cốc ăn sáng không đường kèm với sữa.
  • Bổ sung 1 ly sữa hoặc 150 ml nước trái cây không đường.
  • Khoai tây nướng.

Xem thêm: Tư thế bú mẹ: Như thế nào là bú đúng cách?

Sữa mẹ có những chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của bé. Do đó, vấn đề mẹ ăn gì để con bú tăng cân nhanh rất đáng được quan tâm cẩn thận. Nhận biết những thức ăn cần tránh cũng rất quan trọng. Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ có thể hiểu biết hơn về những thông tin bổ ích để có nguồn sữa mẹ dồi dào cho trẻ nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What’s In Breast Milk?https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/

    Ngày tham khảo: 27/03/2022

  2. Breastfeeding and the Use of Human Milk https://publications.aap.org/pediatrics/article/129/3/e827/31785/Breastfeeding-and-the-Use-of-Human-Milk

    Ngày tham khảo: 27/03/2022

  3. Foods to Eat While Breastfeedinghttps://health.clevelandclinic.org/breastfeeding-diet/

    Ngày tham khảo: 27/03/2022

  4. Breastfeeding and diethttps://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/diet/

    Ngày tham khảo: 27/03/2022

  5. Diet for Breastfeeding Mothershttps://www.chop.edu/pages/diet-breastfeeding-mothers

    Ngày tham khảo: 27/03/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người