YouMed

Uống thuốc hạ huyết áp quá liều có nguy hiểm không?

Bác sĩ LƯƠNG SỸ BẮC
Tác giả: Bác sĩ Lương Sỹ Bắc
Chuyên khoa: Tim mạch

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi điều trị tăng huyết áp, cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có việc uống thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Vậy nếu người bệnh uống thuốc hạ huyết áp quá liều thì sẽ như thế nào? Điều này có gây nguy hiểm không? Cách xử trí ra sao? Bài viết sau đây của bác sĩ Lương Sỹ Bắc sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh hưởng của bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Cụ thể gồm:

Ảnh hưởng đến mạch máu 1

Tăng huyết áp làm áp lực trong lòng mạch máu tăng lên. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể làm mạch máu bị xơ vữa, mất tính đàn hồi. Do đó dễ dẫn tới các biến chứng như tắc mạch, xuất huyết do vỡ mạch máu,… Ngoài ra, các cơ quan trọng yếu trong cơ thể như bộ não, tim, thận, phổi… cũng rất dễ bị biến chứng nặng.

Ảnh hưởng đến tim 1

Động mạch vành nuôi tim là một trong những mạch máu dễ bị tác động bởi xơ vữa mạch máu. Tắc động mạch vành gây nên nhồi máu cơ tim. Đây là loại cấp cứu nguy hiểm và có thể tử vong. Ngoài ra, huyết áp cao cũng tăng gánh nặng cho tim khi co bóp. Do đó gây ra bệnh cơ tim phì đại và lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim.

Ảnh hưởng đến não 1

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ dẫn tới xuất huyết não, nhồi máu não. Tăng huyết áp làm mạch máu não vỡ ra gây xuất huyết não. Mạch máu não xơ vữa lâu ngày dễ bị tắc, hẹp gây nhồi máu não, thiếu máu não.

Ảnh hưởng đến thận 1

Huyết áp cao làm tăng áp lực lọc tại cầu thận. Khi quá trình này diễn ra trong một thời gian dài. Nó sẽ làm tổn thương màng lọc thận và các mạch máu thận. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh suy thận. Huyết áp cao có thể gây suy thận, ngược lại suy thận lại khiến huyết áp tăng cao khó kiểm soát.

Ảnh hưởng đến mắt 1

Huyết áp cao sẽ làm tổn thương mạch máu võng mạc của mắt. Động mạch võng mạc bị xơ cứng sẽ cản trở tuần hoàn máu trong võng mạc. Biến chứng này có thể gây mất thị lực nếu không phát hiện kịp thời.

Thị lực sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ bệnh lý tăng huyết áp
Thị lực sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ bệnh lý tăng huyết áp

Ảnh hưởng đến sinh lý 1

Các động mạch cấp máu tới cơ quan sinh dục cũng bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp. Giảm cung cấp máu tới các vị trí này dễ dẫn tới giảm ham muốn, giảm khả năng sinh lý.

Ảnh hưởng đến thai kỳ 2

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ của phụ nữ mang thai. Các tình trạng như tiền sản giật, nhau bong non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung đều có liên quan tới huyết áp cao. Vì vậy, khi có kế hoạch mang thai, bố mẹ nên đến bệnh viện khám để nắm rõ sức khoẻ nhằm chuẩn bị thật tốt cho việc mang thai.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ 3

Tăng huyết áp gây triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ngủ. Ngoài ra, những bệnh lý làm mất ngủ như tình trạng tiểu đêm, hội chứng ngưng thở khi ngủ,… Cũng là các tác động của huyết áp cao. Đặc biệt, giấc ngủ không tốt lại khiến huyết áp khó kiểm soát hơn.

Khi đã có chỉ định, uống thuốc điều trị huyết áp là cần thiết. Bởi ngoài kiểm soát huyết áp, nó cũng góp phần giúp bệnh nhân ổn định huyết áp. Từ đó, hạn chế đối diện với các biến chứng trên. Vì vậy, bệnh nhân nên uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ. Tránh việc nhầm lẫn mà uống thuốc hạ huyết áp quá liều.

Những loại thuốc huyết áp hiện nay

Một số loại thuốc huyết áp thông dụng hiện nay có thể kể đến như: 4

Thuốc ức chế men chuyển

Các thuốc trong nhóm này như captopril, enalapril, lisinopril, perindopril,…

Tác dụng

Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) có tác dụng chính làm giãn mạch máu. Từ đó hạ huyết áp của cơ thể. Ngoài ra, nếu sử dụng đúng, nhóm thuốc này có còn tác dụng trong điều trị bệnh tim mạch, bệnh thận, đái tháo đường.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ức chế men chuyển là gây ho khan dai dẳng. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn gồm khô miệng, buồn nôn và nôn, phát ban, đau cơ, tăng kali máu. Phù mạch là tác dụng phụ nguy hiểm nhưng hiếm gặp của ACEi. Cụ thể, sau vài phút tới vài giờ sử dụng thuốc bệnh nhân có thể bị sưng môi, lưỡi, họng dẫn đến nặng ngực khó thở. Đây là tình trạng cấp cứu và phải ngừng sử dụng thuốc.

Một trong những tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển là gây phù mạch
Một trong những tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển là gây phù mạch

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin

Trong nhóm này gồm các thuốc như thuốc irbesartan, valsartan, losartan, telmisartan,…

Tác dụng

Về cơ chế sinh lý, thuốc ức chế thụ thể hoạt động tương tự thuốc ức chế men chuyển. Do đó, nhóm thuốc này cũng có tác dụng giãn mạch, điều trị suy tim,…

Tác dụng phụ

Về cơ bản thuốc ức chế thụ thể có tác dụng phụ tương tự như thuốc ức chế men chuyển. Tuy nhiên, thuốc ức chế thụ thể ít gây tác dụng phụ hơn. Nhưng vẫn tiềm tàng nhiều nguy hiểm khi bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp quá liều. 

Thuốc chẹn beta giao cảm

Các thuốc trong nhóm này như thuốc nebivolol, atenolol, bisoprolol, carvedilol, metoprolol,…

Tác dụng

Nhóm thuốc chẹn beta có tác động ức chế hoạt động của tế bào thần kinh giao cảm. Do đó, thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu, giảm huyết áp, co thắt phế quản,…

Tác dụng phụ

Thuốc chẹn beta thường không thích hợp cho người bị bệnh hen. Hoặc người bị bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) không được kiểm soát tốt. Bởi thuốc có thể làm nặng thêm các bệnh liên quan tới mạch máu ngoại vi. Chẹn beta còn có thể gây mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim chậm, phát ban, tay chân lạnh, giảm khả năng tình dục.

Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm có thể đem lại tác dụng phụ là phát ban trên da
Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm có thể đem lại tác dụng phụ là phát ban trên da

Thuốc chẹn kênh canxi

Các thuốc trong nhóm này như thuốc nifedipin, amlodipin, nicardipine, felodipine,…

Tác dụng

Thuốc có tác dụng ức chế dòng ion canxi đi vào tế bào cơ trơn thành mạch. Từ đó gây giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp.

Tác dụng phụ

Thuốc ức chế kênh canxi có thể gây các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, ợ nóng, nóng phừng mặt, phù chân.

Thuốc lợi tiểu

Các thuốc trong nhóm này như hydrochlorothiazide, indapamide, chlorthalidone,…

Tác dụng

Thuốc lợi tiểu làm tăng cường đào thải nước và muối qua nước tiểu. Từ đó có tác dụng làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà thuốc có thể làm tăng số lần đi tiểu tiện.

Tác dụng phụ

Thuốc làm hạ Natri máu, hạ Kali máu và giảm lượng dịch trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng mệt mỏi, đau yếu cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim khi sử dụng thuốc. Các tác dụng phụ khác có thể gồm rối loạn cương dương, gây cơn gút cấp.

Uống thuốc hạ huyết áp quá liều có sao không?

Uống thuốc hạ áp quá liều có thể làm tụt huyết áp đột ngột. Từ đó, thường làm xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm, thậm chí có thể ngất xỉu. Khi này, bệnh nhân có thể thấy nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi và thiếu tập trung. Một số dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay như: giảm tri giác, da lạnh, thở nhanh, mạch nhanh yếu. 5

Hạ huyết áp đột ngột, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền và người già rất nguy hiểm. Ngoài ra còn kèm theo nguy cơ bị té ngã, chấn thương khi bệnh nhân chóng mặt. Huyết áp thấp còn làm nặng thêm hoặc tạo ra các đợt cấp của bệnh mãn tính sẵn có. Do đó, mỗi người bệnh nên cẩn trọng sử dụng thuốc đúng liều.

Xây xẩm chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị tụt huyết áp
Xây xẩm chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị tụt huyết áp

Cách xử lý khi uống thuốc hạ huyết áp quá liều

Tùy theo từng biểu hiện của bệnh nhân mà ta cần có một cách xử trí phù hợp. Tuy nhiên có thể tham khảo quy trình xử lý sau đây:

  • Đầu tiên, cần đo huyết áp để kiểm tra mức độ hạ áp. Nếu thấy các dấu hiệu nhẹ và đo huyết áp không quá thấp (trên 90 mmHg). Hãy cho người bệnh nằm nghỉ trong môi trường thông thoáng với tư thế nằm đầu thấp.
  • Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh thì cho họ uống thêm nước. Đặc biệt, phải tìm được loại thuốc mà bệnh nhân uống quá liều và hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có chỉ định hoặc triệu chứng không giảm thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Khi các biểu hiện trở nặng hoặc huyết áp quá thấp thì nên đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Các cách xử trí có thể được sử dụng như bù dịch đường tĩnh mạch, theo dõi các biến chứng.6 Một số trường hợp nặng nề có thể phải lọc máu, dùng thuốc đối kháng,…

Cách hạ huyết áp không dùng thuốc

Ngoài việc luôn phải cẩn thận uống thuốc theo chỉ định. Để không phải uống thuốc hạ huyết áp quá liều, gây nhiều nguy hiểm. Người bệnh còn có thể thực hiện một số hoạt động lành mạnh sau đây để góp phần ổn định huyết áp: 7

  • Hạn chế ăn muối.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp.
  • Thư giãn tâm trí và hạn chế căng thẳng.

Một số biện pháp bệnh nhân có thể dùng để nhanh chóng hạ huyết áp mà không dùng thuốc. Tuy nhiên, những cách này chỉ nên sử dụng với người thật sự nắm rõ cơ chế và các bước thực hiện của nó. Các phương pháp đó là:

  • Ngâm chân trong nước ấm: Nước ấm làm giãn mạch máu ở chân, từ đó làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng nhẹ và diễn ra trong một thời gian ngắn.
  • Nghe nhạc thư giãn: Stress là một trong những nguyên nhân gây cơn tăng huyết áp. Vì vậy, giảm stress cũng sẽ giúp hạ áp.
  • Massage vùng đầu, cổ: Động mạch cảnh ở cổ có thụ thể cảm nhận áp lực máu. Do đó, tác dụng lực lên vùng này có thể làm cơ thể hạ áp nhanh chóng. Tuy nhiên, không khuyết cáo bệnh nhân tự thực hiện ở nhà. Vì khi sai động tác sẽ gây nguy hiểm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống thuốc hạ huyết áp quá liều có nguy hiểm không và cần xử trí ra sao. Như đã đề cập, bệnh nhân cần uống thuốc đúng giờ, và đúng liều lượng để kiểm soát huyết áp. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh để ổn định huyết áp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20045868https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20045868#:~:text=High%20blood%20pressure%20can%20cause%20many%20heart%20problems%2C%20including%3A,arrhythmias)%20or%20a%20heart%20attack.

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

  2. Hypertension in pregnancy: Pathophysiology and treatmenthttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6458675/

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

  3. Sleep and Hypertensionhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2913764/

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

  4. Drugs for Hypertensionhttps://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/hypertension/drugs-for-hypertension

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

  5. Calcium Channel Blocker Toxicityhttps://emedicine.medscape.com/article/2184611-overview

    Ngày tham khảo: 18/10/2021

  6. Successful Treatment of Antihypertensive Overdose Using Intravenous Angiotensin IIhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31279637/

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

  7. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tằn huyết áp 2015http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/khuyen%20cao%20tha%202015.pdf

    Ngày tham khảo: 21/09/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người