YouMed

Sốt xuất huyết nên ăn gì và nên kiêng gì? Câu trả lời của bác sĩ

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Dinh dưỡng đối với người bệnh cũng là điều quan trọng. Do đó, để giúp các bé mau khỏi bệnh, bậc phụ huynh thường thắc mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và nên kiêng gì? Cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo nhé!

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường thấy buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó, với triệu chứng phát ban da còn khiến người bệnh đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là đau bụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.1

Với thể trạng yếu khi bị bệnh, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, như cháo, súp, canh,… Dạng thức ăn này còn giúp cung cấp nước, một cách gián tiếp hạ sốt cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nạp đủ vitamin, dưỡng chất từ trái cây, rau xanh để cơ thể đủ sức đề kháng và nhanh hồi phục.

Đi đôi với việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, người bệnh sốt xuất huyết cũng cần kiêng cữ một số món ăn không phù hợp, khó tiêu hoặc quá nghèo nàn dinh dưỡng.

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết là thực phẩm loãng, đầy đủ chất dinh dưỡng
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết là thực phẩm loãng, đầy đủ chất dinh dưỡng

Sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì?

Khi bị sốt xuất huyết, sức khỏe của người bệnh sẽ giảm đi rất nhiều. Tình trạng sốt, nôn mửa hay tiêu chảy còn làm cho cơ thể người bệnh mất nước, kèm chán ăn.2 Do đó, người bệnh cần được bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và có thể chất lỏng. Điều này giúp quá trình điều trị được nhanh hơn cũng như giảm mất nước.

1. Cháo, súp

Là thức ăn dạng loãng, bước đầu, cháo và súp đã giúp cung cấp nước cho người bệnh sốt xuất huyết. Việc bổ sung chất lỏng giúp giảm nguy cơ nhập viện ở người bệnh sốt xuất huyết.2

2. Uống nhiều nước

Một nghiên cứu được thực hiện ở Nicaragua đã kiểm tra tác động của việc uống nước tại nhà đối với bệnh sốt xuất huyết. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy uống 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ nhập viện của bệnh nhân sốt xuất huyết.2

Năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến nghị về lượng nước uống từ 5 ly trở lên đối với người lớn bị nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết. Các thức uống mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm: sữa, nước ép trái cây, dung dịch bù nước đường uống, lúa mạch, nước gạo hoặc nước dừa.3

Song song đó, việc thiếu hụt selenium và giảm tiểu cầu là hai biến chứng chính của bệnh sốt xuất huyết. Một nghiên cứu đã cho thấy các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa dê chính là nguồn dồi dào selenium. Sữa dê cũng hỗ trợ cơ thể trong việc tiêu hóa và sử dụng các khoáng chất khác nhau trong quá trình trao đổi chất.4

3. Thực phẩm giàu sắt

Nguyên tố sắt có vai trò thúc đẩy sự phát triển và biệt hóa của các tế bào miễn dịch khác nhau. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu sắt được cho là làm giảm khả năng đáp ứng của quá trình nguyên phân, hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên, hoạt động diệt khuẩn của tế bào lympho và hoạt động thực bào của bạch cầu trung tính.5

Đồng thời sắt cũng có tác động đến cytokine trong mọi giai đoạn của phản ứng miễn dịch khi bị nhiễm trùng.5 Những loại thực phẩm nhiều sắt bao gồm: gan, hàu, thịt đỏ, ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt diêm mạch.

4. Trái cây, thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có vai trò loại bỏ các oxit phản ứng, tăng sản xuất interferon, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực bào của bạch cầu. Đây chính là những cơ chế giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.6

Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân sốt xuất huyết, những bệnh nhân bổ sung vitamin C (đường uống, tiêm hoặc cả 2) thì số ngày nhập viện ít hơn so với bệnh nhân không bổ sung.6

Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: ổi, cam, ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, dưa lưới vàng, cà chua, khoai tây, đu đủ, bưởi,…

Bổ sung trái cây, thực phẩm chứa vitamin C để tăng đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết
Bổ sung trái cây, thực phẩm chứa vitamin C để tăng đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết

5. Thực phẩm giàu vitamin K

Biến chứng chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu hay thậm chí tử vong khi bị bệnh sốt xuất huyết. Việc tăng thời gian prothrombin dẫn đến suy gan và hậu quả là chảy máu diễn ra.7

Trong một khảo sát, vitamin K có thể giúp người bệnh sốt xuất huyết giảm dần tình trạng xuất huyết. Do đó, việc cung cấp vitamin K cho người bệnh sốt xuất huyết có thể ngăn ngừa thiếu máu và giảm nhu cầu truyền máu.7

6. Các loại thực phẩm giàu đạm

Việc bổ sung thực phẩm giàu chất đạm giúp tăng đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết. Những loại thức ăn nhiều đạm bao gồm: thịt gà, hạnh nhân, yến mạch, phô mai, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, cá ngừ, diêm mạch, đậu lăng, cá,…

7. Rau xanh

Rau xanh và trái cây được chứng minh là nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.8

Người bệnh sốt xuất huyết có thể bổ sung những loại rau xanh như: rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, ớt đỏ, các loại hạt (hạt bí ngô, hạt vừng, đậu, hạt đậu lăng), rau bina,…

Những loại rau xanh giàu chất oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch
Những loại rau xanh giàu chất oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch

Sốt xuất huyết kiêng gì?

1. Về sinh hoạt hằng ngày

Người bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục nhanh. Trong thời gian này, người bệnh không nên hoạt động mạnh, làm việc nặng nhọc hay ra nắng.

2. Về chế độ ăn uống

Đồ ăn dầu mỡ

Người bệnh sốt xuất huyết nên tránh những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chúng chứa nhiều lipid và có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng cholesterol. Bên cạnh đó, dầu mỡ còn khiến cho người bệnh khó tiêu, năng bụng. Những điều này đều cản trở sự hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết.

Thực phẩm cay nóng

Người bệnh không nên ăn đồ ăn cay nóng. Chúng làm cho dạ dày tích tụ acid và dẫn đến loét hay tổn thương thành dạ dày. Tổn thương này cũng khiến người bệnh lâu khỏe hơn bình thường.

Đồ uống ngọt, đồ uống có cồn

Những loại nước ngọt hay đồ uống có cồn bình thường đều đã không tốt cho sức khỏe. Do đó, nó chính là thức uống mà người bệnh sốt xuất huyết cần tránh.

Tránh ăn thực phẩm dầu mỡ, cay nóng khi bị sốt xuất huyết
Tránh ăn thực phẩm dầu mỡ, cay nóng khi bị sốt xuất huyết

Trên đây là bài viết về vấn đề sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì. Hãy lựa chọn những thực phẩm phù hợp để giúp tăng đề kháng, tăng hệ miễn dịch và giúp mau khỏi bệnh nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dengue - Symptoms and Treatmenthttps://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  2. Effectiveness of a fluid chart in outpatient management of suspected dengue fever: A pilot studyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5627892/

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  3. WHO (2009). Dengue Guidelines For Diagnosis Treatment Prevention And Control.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/07/dengue-guidelines-for-diagnosis-treatment-prevention-and-control.pdf

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  4. Role of Goat Milk and Milk Products in Dengue Feverhttps://www.researchgate.net/publication/260230414_Role_of_Goat_Milk_and_Milk_Products_in_Dengue_Fever

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  5. Micronutrients and Denguehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4228873/

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  6. Micronutrient Supplementation and Clinical Outcomes in Patients with Dengue Feverhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7790074/

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  7. Dengue hemorrhagic fever: Clinical efficacy of vitamin Khttps://www.semanticscholar.org/paper/Dengue-hemorrhagic-fever%3A-Clinical-efficacy-of-K-Srigade/25357ba8d94132aa5ac631a6f252939733a6d024

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

  8. Effects of fruit and vegetable consumption on inflammatory biomarkers and immune cell populations: a systematic literature review and meta-analysishttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916522029136?via%3Dihub

    Ngày tham khảo: 28/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người