YouMed

Rối loạn điện giải: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Võ Đình Bảo Văn
Tác giả: ThS.BS Võ Đình Bảo Văn
Chuyên khoa: Nội tiết

Rối loạn điện giải có thể hiểu là tình trạng mất cân bằng các khoáng chất cho cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không đặc hiệu và thường khó nhận biết. Vậy có những vấn đề nào liên quan đến rối loạn điện giải? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Những dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng rối loạn điện giải? Tất cả sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Đình Bảo Văn giải đáp qua bài viết ngay dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Rối loạn điện giải là gì?

Tổng quan về nước và chất điện giải trong cơ thể

Lượng nước trong toàn bộ cơ thể chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể ở nam, và 50% trọng lượng cơ thể ở nữ. Trong đó, 2/3 lượng nước này là dịch chứa bên trong các tế bào, 1/3 còn lại là dịch ngoài tế bào. Một phần tư (1/4) thể tích dịch ngoài tế bào là huyết tương trong các mạch máu, đây được gọi là thể tích tuần hoàn hiệu quả.1

Huyết tương là một hỗn dịch có màu vàng nhạt với 91% là nước, 7% là protein, và các thành phần khác như chất điện giải, chất dinh dưỡng, các khí hòa tan, sản phẩm bài tiết, hormone và các chất men chiếm 2%. Thể tích và thành phần của các chất có trong huyết tương được duy trì tương đối hằng định.2

Tổng lượng các chất điện giải chiếm 0.75% huyết tương, tồn tại dưới dạng các ion, gồm:

  • Ion dương: Na⁺, K⁺, Ca⁺⁺, Mg⁺⁺
  • Ion âm: Cl⁻, HCO3⁻, H2PO4⁻, HPO4²⁻

Vai trò của các chất điện giải đối với cơ thể

Các chất điện giải là những chất có thể hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra các ion mang điện tích âm và điện tích dương. Các khoáng chất này có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng giúp thực hiện các chức năng thần kinh, cơ bắp, giúp giữ cân bằng lượng dịch trong cơ thể, điều hòa huyết áp và pH máu.

Như đã đề cập ở trên, có nhiều loại chất điện giải khác nhau trong cơ thể. Trong đó, mỗi chất điện giải đều có những chức năng và vai trò riêng:

  • Natri (Na⁺): Natri giúp kiểm soát cân bằng dịch trong cơ thể, tác động lên việc điều hòa huyết áp và cần thiết cho chức năng thần kinh và co cơ.
  • Kali (K⁺): Kali đặc biệt quan trọng để điều chỉnh chức năng tim. Nó cũng giúp duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh.
  • Clorua (Cl⁻): Đóng vai trò quan trọng việc điều chỉnh cân bằng dịch của cơ thể, cân bằng nồng độ acid và base trong máu, giúp duy trì độ pH máu ở mức bình thường và cần thiết cho tiêu hóa.
  • Canxi (Ca⁺⁺): Canxi là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể bạn sử dụng để ổn định huyết áp và kiểm soát sự co cơ xương. Nó cũng được sử dụng để hình thành và giúp xương, răng chắc khỏe.
  • Magie (Mg⁺⁺): Magie là nguyên tố quan trọng đảm bảo cho quá trình co cơ, điều hòa nhịp tim và dẫn truyền thần kinh diễn ra hiệu quả.
  • Phosphate (H2PO4⁻, HPO4²⁻): Thận, xương và ruột có tác dụng cân bằng lượng phosphate trong cơ thể. Phosphate cần thiết cho nhiều chức năng khác nhau như tổng hợp các thành phần chủ yếu của tế bào như protein, carbohydrate, phospholipid, tạo năng lượng, co cơ, dẫn truyền thần kinh, tạo xương, đồng thời có môi tương quan chặt chẽ với canxi.
  • Bicarbonate (HCO3⁻): giúp cân bằng nồng độ pH trong máu và điều chỉnh chức năng cơ tim.
Các chất điện giải đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể người
Các chất điện giải đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể người

Định nghĩa rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải, hay còn gọi là tình trạng mất cân bằng các chất điện giải, là thuật ngữ đề cập đến sự dao động của nồng độ các chất điện giải trong dịch cơ thể.

Rối loạn điện giải xảy ra khi nồng độ chất điện giải trong cơ thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Các chất điện giải cần được duy trì ở trạng thái cân bằng để cơ thể hoạt động tốt. Nếu không, các hệ thống quan trọng của cơ thể có thể bị ảnh hưởng.

Sự tăng cao hay giảm thấp của nồng độ các các chất điện giải đều sẽ phá vỡ chức năng của tế bào, bằng cách thay đổi điện thế của tế bào. Từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, thậm chí có thể đe dọa tính mạng như hôn mê, co giật và ngưng tim.

Phân loại và nguyên nhân rối loạn điện giải

Phân loại rối loạn điện giải

Các tình trạng gây ra bởi sự mất cân bằng nồng độ các chất điện giải bao gồm:

Nguyên nhân rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải thường do mất quá nhiều dịch trong cơ thể, do tình trạng nôn ói kéo dài, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi quá mức. Chúng cũng có thể xảy ra do mất dịch cơ thể do bị bỏng.

Một số loại thuốc cũng có thể gây rối loạn điện giải như thuốc lợi tiểu, corticosteroid, thuốc chống động kinh… Trong một số trường hợp, các tình trạng bệnh lý như tổn thương thận cấp hoặc mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải.

Mất nước là nguyên nhân khá phổ biến của một số vấn đề rối loạn điện giải
Mất nước là nguyên nhân khá phổ biến của một số vấn đề rối loạn điện giải

Nguyên nhân chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn điện giải cụ thể.

1. Natri

Tăng natri máu, hay nồng độ natri máu tăng cao bất thường, có thể do:

  • Uống không đủ nước, giảm cảm giác khát.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Một số bệnh lý: đái tháo nhạt, bệnh lý chủ mô thận.
  • Mất quá nhiều dịch trong cơ thể do nôn ói kéo dài, tiêu chảy, đổ mồ hôi quá mức, bỏng.
  • Một số loại thuốc như lợi tiểu quai, corticosteroid, dịch truyền chứa NaHCO3…

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng hạ natri máu (nồng độ natri máu thấp) bao gồm:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Dinh dưỡng kém.
  • Nghiện rượu.
  • Quá tải dịch.
  • Suy giáp, suy thượng thận thứ phát, rối loạn chức năng vùng hạ đồi.
  • Xơ gan, suy tim hoặc hội chứng thận hư.
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu nhóm thiazide và thuốc chống động kinh.
  • Hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (SiADH).

2. Kali

Nguyên nhân tăng kali máu bao gồm:

  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Suy thận.
  • Nhiễm toan nặng: nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Một số loại thuốc: thuốc huyết áp (ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II), thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, amiloride…).

Nguyên nhân hạ kali máu:

  • Chế độ ăn không đầy đủ.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Một số tình trạng bệnh lý: cường giáp, cường aldosterone nguyên phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh, đột biến gen (hội chứng Bartter, Gitelman, Liddle, Fanconi).
  • Một số loại thuốc: thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazide và corticosteroid.

3. Clorua

Tình trạng tăng clo máu có thể do:

  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Suy thận.
  • Lọc máu.

Nguyên nhân giảm hạ clo máu:

4. Canxi

Nguyên nhân tăng canxi máu bao gồm:

Nguyên nhân hạ canxi máu:

5. Magie

Nguyên nhân gây tăng magie máu có thể do:

Nguyên nhân hạ magie máu:

6. Phosphate

Tăng phosphat máu có thể xảy ra do:

  • Nồng độ canxi máu thấp.
  • Bệnh thận mạn.
  • Suy tuyến cận giáp.
  • Chấn thương cơ nghiêm trọng.
  • Hội chứng ly giải khối u.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng có chứa phosphate.

Giảm phosphate máu có thể xảy ra do:

  • Lạm dụng rượu cấp tính.
  • Vết bỏng nặng.
  • Nhịn đói.
  • Thiếu vitamin D.
  • Cường tuyến cận giáp.
  • Một số loại thuốc: điều trị bù sắt bằng đường tĩnh mạch, niacin (niacor, niaspan) và một số thuốc kháng acid dạ dày.

Triệu chứng rối loạn điện giải

Các triệu chứng của tình trạng rối loạn điện giải có thể tùy theo từng loại rối loạn.

1. Tăng Natri

Các triệu chứng lâm sàng của tăng natri máu chủ yếu là các triệu chứng thần kinh do mất nước trong tế bào não. Mức độ nặng của các triệu chứng phụ thuộc mức độ tăng và tốc độ tăng natri máu:3

  • Tăng natri máu cấp (< 48h): buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, nặng hơn có thể gây rối loạn tri giác, ngủ gà, bứt rứt, co giật, hôn mê. Một số trường hợp có thể xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện (do tế bào não bị mất nước gây teo não, làm đứt mạch máu não).
  • Tăng natri máu mạn (> 48h): có sự thích nghi của não với tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu nên các ít triệu chứng (mệt mỏi, rung giật nhãn cầu…) hoặc không có triệu chứng.

2. Hạ natri

Các triệu chứng theo từng mức độ, bao gồm:4

  • Mức độ trung bình – nặng: buồn nôn nhưng không nôn, lú lẫn, nhức đầu.
  • Mức độ nặng: Nôn ói, ngủ gà, động kinh, hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn.

3. Tăng kali

Nồng độ Kali máu tăng càng nhanh, triệu chứng càng nặng.

  • Thần kinh cơ: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt.
  • Rối loạn nhịp tim: nhịp chậm có thể dẫn đến vô tâm thu, kéo dài dẫn truyền nhĩ thất dẫn đến block nhĩ thất hoàn toàn, và rung thất.

4. Hạ kali

Hạ kali máu nhẹ: thường không có triệu chứng, trừ khi kali máu giảm nhanh hoặc bệnh nhân có một yếu tố làm nặng thêm, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim do sử dụng thuốc digoxin.

Hạ kali máu nặng:

  • Thường có các triệu chứng không đặc hiệu như yếu cơ toàn thân: Yếu cơ thường bắt đầu ở chi dưới, tiến triển đến thân và chi trên, và có thể nặng hơn đến mức liệt, gây suy hô hấp.
  • Mệt mỏi.
  • Triệu chứng đường tiêu hóa: táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn.

5. Tăng canxi

Các triệu chứng bao gồm:

6. Hạ canxi

7. Tăng magie

8. Hạ magie

  • Co cơ mặt.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Tăng phản xạ gân xương.
  • Táo bón.
  • Rối loạn nhịp tim.

9. Tăng phosphate

Tăng phosphate máu thường không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu đáng chú ý thường là triệu chứng của tình trạng bệnh lý gây tăng nồng độ phosphate máu.

10. Hạ phosphate

Phần lớn hạ phosphate máu nhẹ không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi nồng độ phosphate giảm xuống rất thấp.

Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Yếu cơ.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Đau xương, gãy xương.
  • Cáu gắt.
  • Trẻ chậm phát triển về chiều cao.

11. Rối loạn cân bằng clorua

Mất cân bằng clorua hầu hết không có triệu chứng. Trong trường hợp nồng độ clorua quá cao hay quá thấp, có thể nhận thấy các triệu chứng mơ hồ như lú lẫn, hoặc phù.

12. Rối loạn cân bằng bicarbonate

Rối loạn bicarbonate thường xuất hiện với đau đầu, mệt mỏi và bất kỳ triệu chứng nào khác liên quan đến tình trạng rối loạn acid-base tiềm ẩn.

Mệt mỏi là triệu chứng không đặc hiệu thường gặp ở người bị rối loạn điện giải
Mệt mỏi là triệu chứng không đặc hiệu thường gặp ở người bị rối loạn điện giải

Điều trị tại nhà có được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Rối loạn điện giải có thể nguy hiểm đến tính mạng. Và vì các triệu chứng của các rối loạn điện giải hầu như không đặc hiệu. Do đó nếu nghi ngờ, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và được điều trị thích hợp. Đặc biệt, cần liên hệ cấp cứu khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Lú lẫn hoặc thay đổi hành vi một cách đột ngột.
  • Yếu cơ nghiêm trọng.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Co giật.
  • Đau ngực.

Chẩn đoán rối loạn điện giải

Để chẩn đoán bất kỳ sự mất cân bằng các chất điện giải nào, thì việc xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh của bệnh nhân thường rất cần thiết. Đáng chú ý, việc xem xét các loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng (ví dụ, thuốc lợi tiểu như furosemide, thiazide hoặc kháng sinh như amphotericin B) là chìa khóa để chẩn đoán. Vì chúng thường là nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm một số triệu chứng đặc hiệu, hoặc yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận một rối loạn điện giải nghi ngờ. Các xét nghiệm bổ sung này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cụ thể.

Ví dụ, tăng natri máu có thể làm da mất tính đàn hồi do mất nước đáng kể. Bác sĩ có thể thực hiện khám dấu véo da để xác định xem có tình trạng mất nước hay không. Họ cũng có thể kiểm tra phản xạ gân xương của bạn. Vì cả tình trạng tăng và giảm nồng độ của một số chất điện giải (canxi, magie…) đều có thể ảnh hưởng đến phản xạ.

Điện tâm đồ (ECG) cũng có thể hữu ích để kiểm tra các tình trạng rối loạn nhịp tim, hoặc những thay đổi trên ECG do các rối loạn điện giải gây ra.

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể được sử dụng để đo nồng độ các chất điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận cũng rất quan trọng.

Nồng độ các chất điện giải trong cơ thể
Trị số bình thường Giá trị chuyển đổi
Na⁺ 135 – 145 mEq/L 23 mg = 1 mEq
K⁺ 3.5 – 5 mEq/L 39 mg = 1 mEq
Cl⁻ 98 – 107 mEq/L 36 mg = 1 mEq
HCO3⁻ 22 – 28 mEq/L 61 mg= 1 mEq
Ca⁺⁺ 8.5 – 10.5 mg% 40 mg = 1 mEq
Phospho 2.5 – 4.5 mg% 31 mg = 1 mEq
Mg⁺⁺ 1.8 – 3.0 mg% 24 mg = 1 mEq

Điều trị rối loạn điện giải

Điều trị rối loạn điện giải thường khác nhau, tùy thuộc vào loại rối loạn điện giải và nguyên nhân gây ra nó. Nhưng nhìn chung, có một số phương pháp điều trị được sử dụng để khôi phục lại sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Bao gồm:

1. Dịch truyền tĩnh mạch

Dịch truyền tĩnh mạch, cụ thể là dung dịch natri clorua, có thể giúp bù nước cho cơ thể. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng trong trường hợp mất nước do nôn ói, hoặc tiêu chảy. Các chất giúp bổ sung chất điện giải có thể được thêm vào dịch truyền tĩnh mạch để điều chỉnh sự thiếu hụt (kali, magie, canxi…).

2. Thuốc tiêm

Thuốc tiêm tĩnh mạch có thể giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng điện giải một cách nhanh chóng. Chúng cũng có thể bảo vệ cơ thể tránh những tác động tiêu cực khi đang điều trị bằng phương pháp khác.

Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn điện giải mà người bệnh mắc phải mà sẽ có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng. Các loại thuốc này bao gồm canxi gluconate, magne clorua, kali clorua hay natri bicarbonate.

3. Thuốc uống và thực phẩm bổ sung

Thuốc uống và thực phẩm bổ sung thường được sử dụng để điều chỉnh các tình trạng tối loạn điện giải mạn tính trong cơ thể. Điều này thường phổ biến ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thận.

Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn điện giải mà người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hoặc chất bổ sung như:

  • Canxi (gluconate, carbonate, citrate, hoặc lactate).
  • Magne.
  • Kali Clorua.
  • Chất gắn kết phosphate, bao gồm sevelamer hydrochloride (renagel), lantan (fosrenol).

Chúng có thể giúp bổ sung các chất điện giải đã cạn kiệt trong thời gian ngắn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân bên dưới gây ra rối loạn này. Khi sự mất cân bằng về các chất điện giải đã được điều chỉnh, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân bên dưới.

4. Chạy thận nhân tạo (Lọc máu)

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp được sử dụng để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Chạy thận nhân tạo có thể được sử dụng khi rối loạn điện giải do tổn thương thận cấp tính và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bác sĩ cũng có thể quyết định điều trị chạy thận nhân tạo, nếu vấn đề rối loạn điện giải đã trở nên đe dọa tính mạng.

Trên đây là những thông tin về tình trạng rối loạn điện giải. Để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh hãy luôn uống đủ nước nếu bị nôn ói, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi quá mức. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy xuất hiện các triệu chứng của tình trạng rối loạn điện giải. Nếu rối loạn điện giải do thuốc hoặc các bệnh lý có từ trước, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và điều trị nguyên nhân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự mất cân bằng điện giải trong tương lai.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Điều trị học Nội khoa (2012), Đại học Y Dược TP. HCM. NXB Y học TP. HCM. Trang 23.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/05/Dieu-tri-hoc-Noi-khoa-2012-Dai-hoc-Y-Duoc-TP-HCM.pdf#page=22
  2. Sinh lý học y khoa (2018), Đại học Y Dược TP. HCM. NXB Y học. Trang 3.

  3. Hypernatremiahttps://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejm200005183422006

    Ngày tham khảo: 05/09/2022

  4. Hyponatremiahttps://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejm200005253422107

    Ngày tham khảo: 05/09/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người