YouMed

Xét nghiệm nội tiết là gì? Khi nào cần thực hiện và cách đọc kết quả

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Nội tiết tố có thể hiểu là các hormone được cơ thể tiết ra để điều hòa các quá trình sống của cơ thể. Và nếu mắc các rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Vì vậy xét nghiệm nội tiết là việc làm cần thiết và nên thực hiện định kỳ ở phụ nữ. Nam giới cũng cần thực hiện xét nghiệm nội tiết Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu về các xét nghiệm nội tiết ở nam và nữ qua bài viết dưới đây. 

Xét nghiệm nội tiết là gì?

Các tuyến nội tiết (hệ nội tiết) của cơ thể có nhiệm vụ sản xuất ra các loại hormone hay còn được biết đến với tên gọi nội tiết tố. Các hormone này có tác dụng kiểm soát các quá trình hoạt động của cơ thể. Chẳng hạn như quá trình trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển, sinh sản và chống lại bệnh tật.

Các xét nghiệm nội tiết giúp kiểm tra nồng độ của một số loại hormone có trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ thống nội tiết có hoạt động tốt không và đánh giá sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Các loại xét nghiệm nội tiết nam

Hệ sinh dục nam có nhiều loại nội tiết tố. Nhưng thường chủ yếu là FSH, LH, TestosteroneAndrogen. Bốn chất này sẽ được điều hòa bởi hệ thống trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn, để quá trình sinh tinh diễn ra bình thường.

Sự bất thường về nồng độ của các hormone này chứng tỏ quá trình sinh tinh đang bị rối loạn. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai của tinh trùng và trứng. Vì vậy xét nghiệm nội tiết tố nam không chỉ giúp theo dõi các chỉ số nội tiết tố có ở mức bình thường không. Mà từ đó còn giúp chẩn đoán các bệnh lý về sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Các xét nghiệm nội tiết nam phổ biến là:

  • Xét nghiệm Testosterone.
  • Xét nghiệm FSH.
  • Xét nghiệm LH.

Các xét nghiệm nội tiết ở nam và nữ giới

Xét nghiệm Testosterone1

Xét nghiệm Testosterone là xét nghiệm đo nồng độ hormone testosterone có trong cơ thể. Mức testosterone quá thấp hoặc quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ.

Trong cơ thể testosterone tồn tại ở 2 dạng là: testosterone tự do và testosterone liên kết với protein. Và khi thực hiện xét nghiệm testosterone sẽ sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Và xét nghiệm máu testosterone có thể cho thấy được:

  • Tổng lượng testosterone có trong cơ thể. Bao gồm dạng tự do và dạng liên kết.
  • Lượng Testosterone tự do.

Xét nghiệm FSH2

FSH (Follicle-stimulating hormone) là hormone do tuyến yên sản xuất ra có vai trò quan trọng trong hoạt động tình dục và sức khỏe sinh sản.

Ở nam, FSH giúp kiểm soát quá trình sản sinh tinh trùng. Và thường nồng độ FSH không thay đổi nhiều ở nam.

Ở nữ, FSH giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời kích thích trứng phát triển. Và trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ FSH thay đổi liên tục. Trước khi rụng trứng nồng độ FSH sẽ đạt ngưỡng cao nhất. Đây gọi là quá trình rụng trứng.

Việc bất thường về nồng độ FSH cho thấy có liên quan đến nhiều vấn đề. Ví dụ như:

Xét nghiệm FSH có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh ở nam và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Xét nghiệm FSH có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh ở nam và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới

Xét nghiệm LH3

LH (Hormone Luteinizing) là hormone được sản xuất bởi tuyến yên có tác động đến buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam. Ngoài ra nó còn có vai trò trong tuổi dậy thì, kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Cụ thể là:

  • Ở phụ nữ: LH cùng FSH kích thích trứng phát triển và kích hoạt sản xuất estrogen trong nang trứng. Bện cạnh đó nó còn kích thích trứng rụng thúc đẩy quá trình thụ thai.
  • Ở đàn ông: LH liên kết với tế bào Leydig có trong tinh hoàn kích thích giải phóng testosterone. Có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào tinh trùng.

Xét nghiệm LH có tác dụng giúp đo nồng độ hormone LH có trong máu. Giúp kiểm tra vô sinh ở nam hoặc nữ giới.

Các loại xét nghiệm nội tiết tố nữ

Ở nữ giới, nội tiết tố có vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm nội tiết ở nữ giúp đánh giá khả năng dự trữ của noãn. Đồng thời đánh giá chức năng và hoạt động của buồng trứng. Qua đó giúp chẩn đoán các rối loạn nội tiết, khả năng sinh sản và nguy cơ vô sinh ở từng cá nhân.

Bác sĩ sẽ thường dựa vào chỉ số của 7 xét nghiệm dưới đây để đánh giá sức khỏe sinh sản ở nữ giới:

  • Xét nghiệm Estradiol.
  • Xét nghiệm Prolactin.
  • Xét nghiệm AMH.
  • Xét nghiệm FSH.
  • Xét nghiệm LH.
  • Xét nghiệm Progesterone.
  • Xét nghiệm Testosterone.

Xét nghiệm Estradiol4

Là xét nghiệm giúp đo lượng hormone estradiol có trong máu. Từ đó theo dõi sự phát triển của các nang trứng trước khi thụ tinh ống nghiệm.

Ở nữ giới, Estradiol còn có các tác dụng khác như:

  • Kiểm soát sự phân bố chất béo trong cơ thể.
  • Cần thiết cho các hoạt động phát triển về xương khớp ở phụ nữ.

Ở nam giới, nồng độ estradiol thấp hơn so với ở phụ nữ. Vì vậy về mặt lâm sàng, chức năng của nó ở nam ít hơn so với ở nữ.

Xét nghiệm prolactin5

Prolactin cũng là 1 hormone được tiết ra bởi tuyến yên. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là hormone tiết sữa. Với tác dụng chính là giúp sản xuất sữa sai khi sinh con. Và có vai trò quan trọng trong điều trị vô sinh ở cả 2 giới là nam và nữ.

Xét nghiệm prolactin giúp đo lượng hormone có trong máu. Từ đó có thể chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh, rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời hỗ trợ các trường hợp hiếm muộn mong muốn thụ tinh trong ống nghiệm.

Xét nghiệm AMH6

AMH hay còn được gọi là Anti-Mullerian Hormone được tế bào hạt trong nang trứng sản xuất ra. Và dựa trên việc sản xuất AMH có thể đánh giá tình trạng dữ trũ ở buồng trứng theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG).

Và xét nghiệm AMH giúp đo lượng hormone AMH. Đồng thời còn cho biết số lượng trứng hiện có. Vì vậy hormone AMH cũng có vai trò khá quan trọng đối với khả năng sinh sản.

Xét nghiệm Progesterone7

Progesterrone là loại hormone được sản xuất ở cả nam và nữ. Tuy nhiên nó chủ yếu được buồng trứng sản xuất ra. Vì vậy mà tác động sinh học của nó sẽ thể hiện ở nữ nhiều hơn ở nam giới.

Progesterone có các tác dụng đối với:

  • Nam: có liên quan đến các quá trình sản xuất tinh trùng hoặc quá trình sinh tinh.
  • Nữ: hỗ trợ quá trình trứng rụng để thụ tinh. Trường hợp thụ thai thành công, progesterone giúp duy trì thai kỳ. Và trong quá trình mang thai, nó sẽ ức chế quá trình tạo sữa. Nhưng đến khi chuyển dạ thì progesterone lại kích thích quá trình tạo sữa.

Xét nghiệm này giúp đo lượng progesterone có trong cơ thể. Từ đó giúp đánh giá khả năng mang thai hoặc tìm các nguyên nhân gây khó mang thai, thai ngoài tử cung và sảy thai.

Các xét nghiệm nội tiết khi mang thai

Thực hiện các xét nghiệm nội tiết trước khi mang thai là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì nó không chỉ quyết định mức hiệu quả của việc mang thai. Mà còn có tác dụng rất lớn đối với các trường hợp chuẩn bị mang thai có can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Các xét nghiệm nội tiết cần làm trước hoặc khi mang thai bao gồm:

  • Ở phụ nữ: nên thực hiện xét nghiệm testosterone, progesterone, estrogen, LH, FSH, AMH và prolactin giống như các xét nghiệm nội tiết tố bình thường ở nữ.
  • Ở nam giới: các xét nghiệm nên thực hiện để chuẩn bị cho quá trình mang thai là: xét nghiệm testosterone và xét nghiệm FSH.

Nội dung các xét nghiệm này tương tự với các xét nghiệm nội tiết tố đã được đề cập ở trên. Bạn đọc có thể tham khảo lại nội dung các xét nghiệm này ở phần trước.

Xét nghiệm nội tiết trước khi mang thai là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng
Xét nghiệm nội tiết trước khi mang thai là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng

Xét nghiệm nội tiết để làm gì?

Mỗi loại xét nghiệm nội tiết tố sẽ có những ý nghĩa nhất định:

Ý nghĩ của xét nghiệm Testosterone

Được chỉ định để chẩn đoán một số tình trạng hoặc bệnh lý:

Ý nghĩ của xét nghiệm FSH

Thông thường xét nghiệm FSH sẽ được chỉ định chung với xét nghiệm hormone tạo hoàng thể để kiểm soát hoạt động tình dục cũng như các rối loạn nội tiết có liên quan.

Xét nghiệm này được thực hiện ở nữ để:

  • Tìm ra nguyên nhân gây vô sinh.
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng.
  • Tìm nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh nguyệt.
  • Xác định thời điểm bắt đầu tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Xét nghiệm này được thực hiện ở nam để:

  • Tìm ra nguyên nhân gây vô sinh.
  • Tìm nguyên nhân khiến cho số lượng tinh trùng ít.
  • Kiểm tra cấu trúc và chức năng của tinh hoàn.

Ở trẻ em xét nghiệm này thường dùng để chẩn đoán dậy thì sớm hay muộn.

Ý nghĩ của xét nghiệm LH3

Có khá nhiều lý do để bác sĩ chỉ định xét nghiệm LH. Vì LH có liên quan đến các vấn đề về kinh nguyệt, khả năng mang thai và quá trình dậy thì.

Chẳng hạn như:

  • Theo dõi nồng độ LH để kiểm tra khả năng mang thai.
  • Kiểm tra các bất thường về tuyến yên hoặc bộ phận khác có liên quan đến LH ở nam giới.
  • Tìm ra nguyên nhân gây dậy thì sớm hoặc muộn.
  • Tìm nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh nguyệt.

Ý nghĩ của xét nghiệm Estradiol4

Xét nghiệm Estradiol thường được thực hiện khi các đặc điểm giới tính nam hoặc nữ phát triển không bình thường. Có nghĩa là, nếu:

  • Nếu nồng độ estradiol cao hơn bình thường. Đây gọi là tình trạng dậy thì sớm.
  • Nếu nồng độ estradiol thấp hơn bình thường. Đây là tình trạng dậy thì muộn.

Và xét nghiệm cũng giúp phát hiện ra:

Ngoài ra xét nghiệm estradiol còn được thực hiện để tìm nguyên nhân gây:

  • Bất thường chu kỳ kinh nguyệt.
  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Phụ nữ bị vô sinh.

Tuy nhiên, xét nghiệm estradiol thường không được chỉ định riêng lẻ trong chẩn đoán. Nhưng xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quyết định có cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay không.

Ý nghĩ của xét nghiệm prolactin5

Ở phụ nữ

Xét nghiệm prolactin được chỉ định ở nữ để kiểm soát và quản lý các triệu chứng của khối u không phải ở tuyến yên. Và theo dõi phản ứng cũng như hiệu quả điều trị đối với khối u ở người mắc khối u có tiết prolactin.

Bên cạnh đó cũng được chỉ định trong trường hợp khả năng sinh sản có vấn đề.

Ở đàn ông

Xét nghiệm được thực hiện khi có biểu hiện triệu chứng của khối u tiết prolactin. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu không rõ nguyên nhân.
  • Khiếm thị.
  • Giảm ham muốn tình dục hoặc có vấn đề về sinh sản.
  • Rối loạn cương dương.

Bên cạnh đó còn chỉ định để:

  • Điều trị rối loạn về chức năng tinh hoàn hoặc rối loạn cương dương.
  • Tìm hiểu nguyên nhân có phải do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bất thường hay không.

Ý nghĩ của xét nghiệm AMH6

Xét nghiệm AMH giúp dự đoán số lượng trứng có thể sản xuất cũng như lượng thuốc cần dùng để kích thích sản xuất trứng cho các đối tượng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Ý nghĩ của xét nghiệm Progesterone7

Đo nồng độ progesterone có trong máu để:

  • Trứng có rụng được không?
  • Chẩn đoán và quản lý các vấn đề sinh sản tiềm ẩn.
  • Đánh giá khả năng mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm Testosterone1

Được chỉ định ở nam giới khi có triệu chứng testosterone thấp hoặc các bệnh lý liên quan đến việc testosterone thấp. Bao gồm:

  • Rối loạn mô vú.
  • Phát triển mô vú hay còn gọi là chứng vú to ở nam giới.
  • Rụng tóc.
  • Vô sinh nam.
  • Ham muốn tình dục thấp.

Ở nữ giới sẽ được chỉ định xét nghiệm này khi sinh và kèm triệu chứng của testosterone cao như:

Xét nghiệm FSH2

Phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm FSH nếu:

  • Không thể mang thai dù đã cố gắng trong 12 tháng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Tìm hiểu đã trải qua thời kỳ mãn kinh hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Nam giới cần thực hiện xét nghiệm nếu:

  • Không thể khiến bạn đời có thai sau khi đã cố gắng trong 12 tháng.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Bên cạnh đó, ở cả nam và nữ nếu có các triệu chứng của rối loạn tuyến yên thì cũng nên thực hiện xét nghiệm FSH. Các triệu chứng có thể là: mệt mỏi, suy nhược, giảm cân và giảm sự thèm ăn.

Xét nghiệm LH3

Một số trường hợp có thể được chỉ định xét nghiệm là:

  • Khó khăn khi mang thai ở phụ nữ.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt.
  • Được nghi ngờ là đang trong giai đoạn mãn kinh.
  • Nồng độ testosterone thấp ở nam giới. Gây các biểu hiện như: giảm khối lượng cơ bắp hoặc giảm ham muốn tình dục.
  • Rối loạn hoạt động của tuyến yên.
  • Dậy thì quá sớm hoặc quá muộn.

Xét nghiệm Estradiol4

Các trường hợp cần chỉ định xét nghiệm estradiol là:

  • Biểu hiện các triệu chứng của dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn.
  • Bất thường chu kỳ kinh nguyệt.
  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Vô sinh ở nữ.
  • Triệu chứng của giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
  • Có các triệu chứng của khối u ở buồng trứng.
  • Đang mang thai hoặc đang điều trị vô sinh.
  • Đang dùng liệu pháp hormone chuyển giới.

Xét nghiệm prolactin5

Được chỉ định ở nữ khi có các biểu hiện của Prolactinoma:

  • Đau đầu không xác định được nguyên nhân.
  • Khiếm thị.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Tóc hoặc cơ thể có sự phát triển bất thường.
  • Nổi mụn trứng cá bất thường.
  • Vô sinh.

Ở nam giới sẽ được thực hiện khi:

  • Chức năng tinh hoàn bị rối loạn.
  • Chứng rối loạn cương dương.
  • Tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bất thường về chức năng.

Xét nghiệm AMH6

Thường chỉ định xét nghiệm AMH trong các trường hợp sau:

  • Cần đánh giá chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản.
  • Sau hóa trị hoặc xạ trị. Đặc biệt là khi xem xét thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản như IVF.
  • Muốn xác định thời gian mãn kinh của phụ nữ.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi tái phát ở người mắc buồng trứng đa nang có biểu hiện triệu chứng.

Xét nghiệm Progesterone7

Xét nghiệm progesterone được chỉ định khi:

  • Gặp khó khăn khi mang thai.
  • Xác định nguyên nhân bất thường trong quá trình sinh tinh hoặc tạo tinh trùng.
  • Có nguy cơ mắc các vấn đề bất thường về khả năng sinh sản.
  • Bị nghi ngờ là mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Xét nghiệm nội tiết khi nào?

Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố định kỳ thường xuyên từ 1 – 2 lần/năm. Tuy nhiên trường hợp có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường thì nên đi khám và làm xét nghiệm tìm hiểu thêm. Các trường hợp cần làm xét nghiệm cụ thể nào đã được nêu rõ ở phần nội dung đối tượng cần thực hiện xét nghiệm của từng xét nghiệm cụ thể đó.

Ngoài ra, do các hormone nội tiết ở nữ thay đổi tùy giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nên một số xét nghiệm có thể được chỉ định làm trong khoảng thời gian cụ thể nhất định để đảm bảo kết quả đạt chính xác nhất. Thời gian thực hiện có thể là sau hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Còn đối với nam giới thì không cần thực hiện xét nghiệm nội tiết thường xuyên như ở nữ. Mà chỉ làm khi có biểu hiện hoặc triệu chứng bất thường về tinh trùng.

Quy trình xét nghiệm nội tiết như thế nào?

Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra là: xét nghiệm nội tiết là làm những gì? Xét nghiệm nội tiết như thế nào? Xét nghiệm nội tiết là sử dụng mẫu bệnh phẩm máu nên quy trình thực hiện như sau:

  • Nhân viên y tế sẽ làm sạch vùng da trên cánh tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch cánh tay và rút lượng máu theo yêu cầu.
  • Rút kim và băng vết thương để cầm máu và đồng thời đảm bảo vô trùng vết thương.

Xét nghiệm này thường rất nhanh, chỉ khoảng 5 phút và không gây đau.

Khi thực hiện xét nghiệm nội tiết có đau không?

Đây là xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu để tiến hành các bước phân tích. Thông thường các kỹ thuật viên thực hiện lấy máu đều được đào tạo bài bản và khá thành thạo nên việc lấy máu sẽ không gây quá đau đớn. Có thể bạn sẽ thấy hơi châm chích, khó chịu hoặc hơi nhói nhẹ lúc đâm kim tiêm đâm xuyên qua da.

Sau khi lấy máu, có thể sẽ xuất hiện một vết bầm nhỏ ngay vị trí lấy mẫu. Và vết bầm cũng gây nhức hoặc đau nhẹ tại vị trí tiêm. Tuy nhiên rất nhanh sau đó vài ngày vết bầm và cảm giác nhức tay sẽ nhanh chóng biến mất.

Xét nghiệm nội tiết là lấy máu ở đâu?

Như đã trình bày ở trên, xét nghiệm nội tiết sẽ lấy máu ở tĩnh mạch cánh tay. Lượng máu rút ra vừa đủ với yêu cầu của xét nghiệm.

Xét nghiệm nội tiết bao lâu có kết quả?

Tùy thuộc vào xét nghiệm đó là xét nghiệm gì thì sẽ có thời gian trả kết quả cụ thể cho từng xét nghiệm đó. Thông thường xét nghiệm nội tiết sẽ có kết quả sau khoảng 2 – 4 giờ kể từ khi lấy máu thành công.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết

Các chỉ số xét nghiệm nội tiết như sau:

Kết quả xét nghiệm Testosterone1

Kết quả xét nghiệm testosterone thay đổi theo độ tuổi và giới tính.

Ở nam giới, mức testosterone bình thường sẽ từ 300 – 750 ng/dL. Và sẽ giảm khoảng 2% mỗi năm sau khi 30 tuổi. Nồng độ đạt đỉnh khi ở tuổi 19 và giảm dần về sau đến hết đời.

Ở nữ giới từ 19 tuổi trở lên, mức testosterone bình thường sẽ từ 8 – 60 ng/dL. Và sau 45 tuổi đến mãn kinh nồng độ vẫn sẽ tiếp tục giảm.

Trường hợp Nồng độ Testosterone Kết quả
Nam giới (mới ra đời và sau khi trưởng thành) Thấp Bình thường hoặc có khối u ở tuyến yên.
Cao Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc ở tinh hoàn.
Nam ở tuổi thanh thiếu niên Thấp Tinh hoàn ẩn hoặc hội chứng Klinefelter.
Cao Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc ở tinh hoàn.
Nữ giới Thấp Bệnh Addison.
Cao Ung thư buồng trứng hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.

Kết quả xét nghiệm FSH2

Kết quả xét nghiệm FSH tùy thuộc vào giới tính.

Trường hợp Nồng độ FSH Kết quả
Nữ Thấp
  • Buồng trứng không sản xuất đủ trứng.
  • Tuyến yên hoạt động kém.
  • Có vấn đề ở vùng dưới đồi.
  • Suy dinh dưỡng nặng.
Cao
  • Suy buồng trứng nguyên phát (POI).
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Bắt đầu mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Hội chứng Turner.
Nam Cao
  • Hóa trị, xạ trị, nhiễm trùng hoặc nghiện rượu gây tổn thương tinh hoàn.
  • Hội chứng Klinefelter.
Thấp Rối loạn tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Kết quả xét nghiệm LH3

Nồng độ LH trong máu ở mức bình thường theo Đại học California, San Francisco là:

Đối tượng  Nồng độ LH trong máu bình thường (IU/L)
Đang trong giai đoạn trước khi rụng trứng 1.9 – 12.5
Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh nguyệt 8.7 – 76.3
Giai đoạn hàng thể của chu kỳ kinh nguyệt 0.5 – 16.9
Đang mang thai < 1.5
Phụ nữ đã mãn kinh 15.9 – 54.0
Có sử dụng biện pháp tránh thai 0.7 – 5.6
Nam ở độ tuổi từ 20 – 70 tuổi 0.7 – 7.9
Nam giới trên 70 tuổi 3.1 – 34.0

Tùy vào tình trạng cá nhân mỗi người mà kết quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số diễn giải chung về các kết quả LH.

Trường hợp là phụ nữ

Nồng độ LH tăng cao có thể là dấu hiệu của suy buồng trứng nguyên phát. Các nguyên nhân dẫn đến là:

  • Phát triển buồng trứng không đúng cách.
  • Các bất thường về di truyền. Ví dụ như hội chứng Turner.
  • Tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ.
  • Đã điều trị với thuốc hóa trị.
  • Rối loạn hệ thống tự miễn dịch.
  • Có khối u ở buồng trứng.
  • Các bệnh lý về tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu LH giảm thì là dấu hiệu của suy buồng trứng thứ cấp. Và thường là tuyến yên có vấn đề thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng này.

Trường hợp là nam giới

Nếu nồng độ LH cao có thể là dấu hiệu của suy tinh hoàn nguyên phát. Và dẫn đến tình trạng này là do:

  • Bất thường về nhiễm sắc thể. Chẳng hạn như Hội chứng Klinefelter.
  • Không phát triển tuyến sinh dục.
  • Đã từng nhiễm virus. Có thể là quai bị.
  • Tiếp xúc nhiều với tia bức xạ.
  • Đã điều trị với thuốc hóa trị.
  • Rối loạn hệ thống tự miễn dịch.
  • Có khối u. Có thể là khối u tế bào mầm.

Và nếu LH thấp có thể là do suy tinh hoàn thứ phát. Điều này liên quan đến việc rối loạn vùng dưới đồi. Làm giảm testosterone gây rối loạn ham muốn tình dục.

Kết quả xét nghiệm Estradiol4

Nồng độ Estradiol tùy thuộc vào giới tính và thời kỳ.

Mức bình thường:

  • Ở phụ nữ chưa mãn kinh là: 15 – 350 pg/mL.
  • Ở phụ nữ sau mãn kinh: < 10 pg/mL.
  • Ở nam giới: thay đổi theo từng giai đoạn. Nhưng thường ở mức 28 – 156 pmol/L.
Nồng độ estradiol Trường hợp có thể xảy ra
Cao hơn bình thường
Thấp hơn bình thường
  • Đang trong giai đoạn mãn kinh.
  • Hội chứng Turner.
  • Mãn kinh sớm hoặc chứng suy buồng trứng.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Suy tuyến yên.
  • Thiếu hụt estrogen.
  • Suy tuyến sinh dục.

Kết quả xét nghiệm prolactin5

Đối tượng Nồng độ prolactin bình thường (ng/mL)
Phụ nữ không mang thai < 25
Phụ nữ đang mang thai 34 – 386
Nam giới < 15

Trường hợp prolactin ở nồng độ cao

Prolactin có nồng độ cao trong máu thường được gọi là tăng prolactin máu. Các nguyên nhân dẫn đến cao prolactin có thể là:

Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai và khi cho con bú, nồng độ prolactin cao là chuyện bình thường.

Kết quả xét nghiệm AMH6

Kết quả có thể chênh lệch giữa các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên theo hưỡng dẫn chung, mức bình thường của AMH sẽ được biểu thị như sau:

Độ tuổi AMH huyết thanh (ng/mL)
45 tuổi 0.5
40 tuổi 1
35 tuổi 1.5
30 tuổi 2.5
25 tuổi 3.0

Ngoài ra mức AMH < 1.6 ng/mL ở đối tượng thực hiện IVF sẽ có kết quả dự đoán thấp hơn mức bình thường.

Và người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có kết quả AMH cao hơn mức bình thường.

Kết quả xét nghiệm Progesterone7

Kết quả xét nghiệm progesterone phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt và trường hợp có thai hay không.

Ở phụ nữ, mức progesterone sẽ thấp khi ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Sau rụng trứng vài ngày thì sẽ đạt mức cao nhất. Và sẽ giảm xuống ở mức thấp sau đó trừ trường hợp mang thai.

Kết quả xét nghiệm bình thường

Nếu mức progesterone nằm trong mức sau đây:

Đối tượng Nồng độ progesterone (ng/mL)
  • Nam giới.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Phụ nữ sắp bắt đầu kỳ kinh nguyệt
< 1 ng/mL.
Đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt 5 – 20 ng/mL
Mang thai trong 3 tháng đầu 11.2 – 90 ng/mL
Mang thai trong 3 tháng giữa 25.6 – 89.4 ng/mL
Mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ 48.4 – 42.5 ng/mL.

Kết quả xét nghiệm bất thường

Loại trừ trường hợp mang thai gây progesterone cao. Các nguyên nhân sau đây cũng có thể gây tăng progesterone:

Và một số nguyên nhân gây progesterone thấp là:

  • Trứng không rụng.
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Sảy thai.
  • Thai chết lưu.
Mẫu kết quả xét nghiệm nội tiết
Mẫu kết quả xét nghiệm nội tiết

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết có cần nhịn ăn không? Thì đa số các xét nghiệm nội tiết tố đều là các xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 giờ trước xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố ở nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, khi đang sử dụng các loại thuốc hormone hoặc thuốc tránh thai nào, bạn cần thông báo với bác sĩ vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện lấy máu có thể sẽ khó chịu xung quanh vị trí tiêm hoặc bị bầm tím nhẹ. Tuy nhiên các hiện tượng này sẽ biến mất trong vài ngày sau đó.

Lưu ý với xét nghiệm Testosterol

Một số thuốc làm tăng nồng độ Testosterone gây dương tính giả như:

  • Steroid. Tuy nhiên khi ngưng sử dụng thì nồng độ testosterone giảm nhanh chóng.
  • Thuốc an thần.
  • Thuốc điều trị động kinh hoặc co giật.
  • Liệu pháp androgen hoặc liệu pháp estrogen.

Nếu đang dùng các thuốc trên, phải thông báo cho nhân viên y tế trước khi thực hiện xét nghiệm.

Lưu ý với xét nghiệm FSH

Phụ nữ chưa được chẩn đoán là mãn kinh thì có thể thực hiện xét nghiệm ở thời điểm nào cũng được trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý với xét nghiệm LH3

Vì nồng độ LH trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể bác sĩ sẽ yêu cầu lấy máu mỗi ngày trong vòng vài ngày. Việc lấy nhiều mẫu như vậy sẽ giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.

Ngoài ra hãy thông báo đến bác sĩ tất cả thuốc đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng. Vì có một số thuốc ảnh hưởng nồng độ LH cần ngưng sử dụng 4 tuần trước khi làm xét nghiệm. Chẳng hạn như: Thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố khác.

Bạn cần phải nhịn ăn và uống trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm.

Lưu ý với xét nghiệm Estradiol4

Thông báo cho bác sĩ biết các thuộc đang dùng. Vì có một số loại thuốc gây ảnh hưởng nồng độ estradiol là:

  • Thuốc tránh thai.
  • Liệu pháp estrogen.
  • Glucocorticoid.
  • Phenothiazin.
  • Tetracycline và Ampicillin.

Ngoài ra, như đã đề cập ở nội dung trên. Nồng độ estradiol thay đổi trong ngày và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm estradiol vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.

Và cũng có một số điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến nồng độ estradiol. Chúng bao gồm:

Lưu ý với xét nghiệm prolactin5

Thông báo cho bác sĩ nếu có đang sử dụng thuốc. Vì các thuốc sau sẽ ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Thuốc chống trầm cảm.

Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng kết quả như:

Lưu ý với xét nghiệm AMH6

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm AMH bao gồm:

  • Tiền sử gia đình hoặc chẩn đoán trước đây về hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Phẫu thuật buồng trứng trước đây để giải quyết các lo ngại về sức khỏe.
  • Đã được điều trị hóa trị.
  • Uống thuốc ngừa thai.
  • Béo phì.
  • Có một số đột biến gen nhất định làm tăng khả năng phát triển ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng‌.
  • Thiếu vitamin D.

Lưu ý với xét nghiệm Progesterone7

Vẫn như các xét nghiệm máu khác là nên thông báo cho nhân viên y tế biết tất cả thuốc đang sử dụng hoặc trước đó đã dùng. Vì một số thuốc có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc bổ sung progesterone.

Ngoài ra một số thuốc khác có nguy cơ gây biến chứng cho quá trình lấy máu. Ví dụ như thuốc chống đông máu: Aspirin, clopidogel,… Các thuốc này có thể được yêu cầu ngưng sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm nội tiết bao nhiêu tiền và ở đâu?

Hệ nội tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sinh sản ở cả nam và nữ. Tuy nhiên hầu hết mọi người cả nam và nữ đều khá mơ hồ về xét nghiệm này. Mọi người thường không biết phải thực hiện xét nghiệm này ở đâu? Kết quả như thế nào mới bình thường? Giá của xét nghiệm nội tiết là bao nhiêu?

Vì vậy mà cần có các tiêu chí lựa chọn để cho người bệnh có thể dựa vào mà đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho cá nhân mình. Thấu hiểu được suy nghĩ này,YouMed đã dựa trên các thông tin khách quan và khoa học để tổng hợp ra bài viết Xét nghiệm nội tiết bao nam và nữ hết bao nhiêu tiền và ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân nhé.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích về xét nghiệm nội tiết. Tuy nhiên tùy vào triệu chứng và biểu hiện ở mỗi cá nhân sẽ được bác sĩ chỉ định từng xét nghiệm phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào khác hay liên hệ ngay với nhân viên y tế để được giải đáp ngay nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testosterone Testhttps://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/24215-testosterone-test

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  2. Follicle-Stimulating Hormone (FSH) Levels Testhttps://medlineplus.gov/lab-tests/follicle-stimulating-hormone-fsh-levels-test/

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  3. Luteinizing Hormone (LH) Test: What It Is and Why It’s Importanthttps://www.healthline.com/health/lh-blood-test

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  4. Estradiol testhttps://www.healthline.com/health/estradiol-test

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  5. Prolactin Level Test https://www.healthline.com/health/prolactin

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  6. AMH Testing and What It Can Tell Youhttps://www.healthline.com/health/fertility/amh

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

  7. Serum Progesterone Test: Purpose, Results, and Riskshttps://www.healthline.com/health/serum-progesterone

    Ngày tham khảo: 24/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người