YouMed

Tầm quan trọng của vitamin B với trẻ

Bác sĩ NGUYỄN ĐOÀN TRỌNG NHÂN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Chuyên khoa: Đa khoa

Vitamin B là một trong những nhóm vitamin quan trọng của cơ thể. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não, cha mẹ phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cùng một chế độ thể thao hoàn thiện. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vitamin B. Bạn sẽ biết có những loại vitamin B nào, vai trò của chúng và nguồn thực phẩm chứa loại vitamin này.

Vitamin B là gì?

Thật sự thì có rất nhiều loại vitamin B khác nhau. Chúng được phân vào cùng một nhóm bởi vì nhiều lý do:

  • Mối quan hệ về thành phần hóa học của chúng.
  • Nguồn thực phẩm chứa các loại vitamin này tương đối giống nhau.
  • Những chức năng sinh lý trong cơ thể gần gũi, bổ sung cho nhau.

Tương tự như vitamin C, vitamin B cũng là một loại vitamin tan trong nước. Và cũng vì lý do này mà chúng dễ dàng đi từ máu mẹ đến nhau thai và cung cấp cho trẻ sơ sinh.

Khác biệt với Vitamin B, C, các nhóm vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K tan trong mỡ và chỉ đi được từ máu mẹ vào nhau thai vào những thời khắc cuối cùng của thai kỳ. Vì vậy, người ta đề cao vai trò của việc bổ sung các vitamin A, D, E, K cho trẻ nhỏ hơn vì chúng không được mẹ cung cấp đủ cho con.

Vai trò của vitamin B là gì?

Các vitamin B đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ.

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 tham gia cấu tạo hệ thần kinh của trẻ.

Khi thiếu vitamin B1, trẻ sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như:

  • Chán ăn.
  • Sụt cân.
  • Lơ mơ, lừ đừ.
  • Yếu cơ.

Nếu tình trạng nặng và kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý Beri Beri. Thông thường, bệnh lý này gặp ở những bệnh nhân chỉ được ăn gạo trong một thời gian nhiều tháng, đặc biệt là ở các quốc gia còn khó khăn về kinh tế, gần biển.

Bệnh lý này có nhiều thể bệnh – nhiều loại:

  • Beri Beri ướt: Trẻ sẽ bị sưng phù, suy tim.
  • Thể bệnh Beri Beri khô: Trẻ sẽ có những dấu hiệu thần kinh bất thường, cơ bắp yếu ớt.
  • Beri Beri Shoshin: Tình trạng suy tim của trẻ sẽ trở nên rất nặng. Trẻ không thể tự thở, cần nhập các khoa chăm sóc tích cực của bệnh viện.

Vitamin B2 (Riboflavin)

Giúp cơ thể trẻ chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, cũng như chuyển hóa các vi chất khác (vitamin, khoáng chất) trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ chống oxy hóa (chống lão hóa, ung thư).

Khi thiếu vitamin B2:

  • Trẻ sẽ bị viêm khóe môi (Cheilosis).
  • Viêm lưỡi.
Viêm lưỡi và khóe miệng ở trẻ thiếu vitamin B2
Viêm lưỡi và khóe miệng ở trẻ thiếu vitamin B2

Vitamin B3 (Niacin)

Tương tự vitamin B2, vitamin B3 cũng tham gia quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng hỗ trợ cơ thể. Ngoài ra, vitamin B3 còn tổng hợp các chất cần thiết như hormone, hỗ trợ tham gia tạo thành tế bào.

Nếu thiếu vitamin B3:

  • Trẻ có thể mắc bệnh Pellagra. Hai tay sẽ nổi những ban đỏ, đối xứng, bóc vẩy.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị rối loạn: Viêm lưỡi, viêm dạ dày, chảy máu trực tràng.
  • Thần kinh: Trẻ sẽ bị giảm trí nhớ, trầm cảm.
Bệnh Pellagra
Bệnh Pellagra khiến tay của trẻ bị xưng đỏ, bóc vẩy

Vitamin B5 (Pantothenic acid)

Vitamin B5 có vai trò chủ yếu là tham gia quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể.

Một số nguy cơ khi trẻ thiếu vitamin B5:

Vitamin B6

Đây là hoạt chất giúp cấu thành máu (hồng cầu) của trẻ. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình hỗ trợ dẫn truyền của hệ thần kinh, điều hòa đường huyết.

Trẻ thiếu vitamin B6:

Vitamin B7 (Biotin)

Tương tự như vitamin B5, vitamin B7 cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể.

Thiếu vitamin B7:

  • Trẻ sẽ bị viêm da.
  • Viêm kết mạc mắt.
  • Mất tóc.
  • Môt số triệu chứng thần kinh khác có thể xuất hiện.

Vitamin B9 (acid folic)

Đây là hoạt chất giúp hình thành hệ DNA của tế bào cơ thể, giúp các tế bào phân chia – điều giúp trẻ trưởng thành, lớn hơn. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.

Thiếu vitamin B9 sẽ dẫn đến:

  • Thiếu máu sẽ là biểu hiện chủ yếu.
  • Trẻ sẽ yếu ớt.
  • Kích thích.
  • Đau đầu.
  • Tim đập nhanh, khó thở (đánh trống ngực).
  • Viêm miệng.
  • Dị tật ống thần kinh.
Trẻ yếu ớt khi thiếu vitamin B
Trẻ yếu ớt khi thiếu các loại vitamin B

Vitamin B12

Khá tương tự với acid folic (vitamin B9), vitamin B12 cũng tham giá quá trình hình thành tế bào mới của cơ thể trẻ, tạo máu và điều hòa chức năng thần kinh. Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia chuyển hóa các chất của cơ thể.

Thiếu vitamin B12 sẽ gây các triệu chứng sau: 

Biểu hiện ở miệng:

  • Lưỡi trơn láng, mất hết gai lưỡi.
  • Viêm miệng.

Biểu hiện toàn thân:

  • Mệt mỏi, sụt cân.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng.
  • Chóng mặt.
  • Nhịp tim không đều.
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, yếu cơ.
  • Tính tình thay đổi.
  • Đi đứng mất thăng bằng.
  • Hay lú lẫn, hay quên.

Có thể tìm các loại vitamin này ở đâu?

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1

Đậu là thực phẩm giàu vitamin B1
Đậu là thực phẩm giàu vitamin B1

Lưu ý độc tính của vitamin B1

Khi sử dụng quá nhiều vitamin B1 (thường là uống thuốc viên), cơ thể sẽ hấp thụ ít chất vitamin B1 hơn và đào thải lượng vitamin dư thừa này thông qua nước tiểu. Do đó, hầu như không có mức độ độc hại của thiamin.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B2

Lưu ý độc tính của vitamin B2

Riboflavin hầu như an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Ở một số người, riboflavin có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng cam. Nó cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Xem thêm: Berocca (vitamin B, C và các khoáng chất): Nguồn bổ sung năng lượng cho cơ thể và những điều cần lưu ý.

Một số thực phẩm có nhiều vitamin B2
Một số thực phẩm có nhiều vitamin B2

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3

  • Nấm men.
  • Thịt heo.
  • Thịt gia cầm.
  • Cá có thịt đỏ (ví dụ: cá ngừ, cá hồi).
  • Ngũ cốc, các loại đậu và hạt.
  • Sữa.
  • Rau có lá màu xanh.
  • Cà phê và trà (không khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ).
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B3 qua các thực phẩm này
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B3 qua các thực phẩm này

Lưu ý độc tính của vitamin B3

Vitamin B3 tương tự vitamin B2, hầu như an toàn cho mọi người khi dùng.

Một tác dụng phụ nhỏ phổ biến của vitamin B3 là đỏ da. Điều này có thể gây bỏng, ngứa ran, ngứa và đỏ mặt, cánh tay và ngực, cũng như đau đầu.

Bắt đầu với liều nhỏ vitamin B3 và uống 325 mg aspirin trước mỗi liều niacin sẽ giúp giảm phản ứng đỏ da. Thông thường, phản ứng này biến mất khi cơ thể quen với thuốc. Rượu có thể làm cho phản ứng đỏ da trở nên tồi tệ hơn. Những tác dụng phụ nhỏ khác của niacin là khó chịu ở dạ dày, khí đường ruột, chóng mặt, đau miệng và các vấn đề khác.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B5

Lưu ý độc tính của vitamin B5

Axit pantothenic hầu như an toàn cho mọi người khi dùng qua đường tiêu hóa với số lượng thích hợp. Lượng khuyến cáo cho người lớn là 5 mg mỗi ngày. Ngay cả số lượng lớn hơn (lên đến 10 gram) dường như cũng là an toàn cho một số người. Nhưng dùng một lượng lớn hơn làm tăng khả năng có tác dụng phụ như tiêu chảy.

Dùng nhiều vitamin B5 có thể gây tiêu chảy
Dùng nhiều vitamin B5 có thể gây tiêu chảy

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6

Lưu ý độc tính của vitamin B6

Uống hoặc ăn thực phẩm chứa vitamin B6 an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng một cách thích hợp. Uống vitamin B6 với liều không vượt quá 100 mg mỗi ngày thường được coi là an toàn. Vitamin B6 có thể được coi là an toàn khi dùng với liều dưới 500 mg mỗi ngày.

Ở một số người, vitamin B6 có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chán ăn, đau đầu, ngứa ran, buồn ngủ và các tác dụng phụ khác. Chất này trở nên không an toàn khi uống liều 500 mg trở lên mỗi ngày trong thời gian lâu dài. Vitamin B6 liều cao, đặc biệt là 1.000 mg trở lên mỗi ngày, có thể gây ra các vấn đề về não và thần kinh.

Mẹ hãy chế biến các thực phẩm này để bổ sung vitamin B cho bé
Mẹ hãy chế biến các thực phẩm này để bổ sung vitamin B cho bé

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B7 (Biotin)

  • Gan bò.
  • Trứng (đã nấu chín).
  • Cá hồi.
  • Bơ.
  • Thịt heo.
  • Khoai lang.
  • Hạt quả hạch.

Lưu ý độc tính của vitamin B7

Không có bằng chứng ở người cho thấy độc tính của biotin ngay cả khi sử dụng nhiều. Vì nó hòa tan trong nước, bất kỳ lượng dư thừa sẽ để lại qua nước tiểu. Không có giới hạn trên hoặc mức độ độc tính biotin nào được ghi nhận từ trước đến nay.

Chưa ghi nhận tình trạng ngộ độc vitamin B này
Chưa ghi nhận tình trạng ngộ độc vitamin B7 này

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B9

  • Đậu.
  • Trái cây có múi.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Nhiều loại rau lá xanh.
  • Củ cải.
  • Súp lơ.
  • Rau diếp.
  • Măng tây.

Lưu ý độc tính của vitamin B9

Axit folic an toàn cho hầu hết mọi người khi uống hoặc ăn thực phẩm chứa nó. Hầu hết người lớn không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng với liều dưới 1 mg mỗi ngày. Axit folic không an toàn khi uống bằng liều lớn, lâu dài.

Một số thực phẩm có vitamin B9 dồi dào
Một số thực phẩm có vitamin B9 dồi dào

Mặc dù liều tới 5 mg mỗi ngày đã được sử dụng và tương đối an toàn trong một số nghiên cứu, nhưng khi liều axit folic lớn hơn 1 mg mỗi ngày có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, khó chịu, lú lẫn, buồn nôn, đau dạ dày, thay đổi hành vi, co giật, dễ bị kích thích và các tác dụng phụ khác.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12

  • Cá.
  • Động vật có vỏ (ốc, tôm, cua…).
  • Gan.
  • Thịt đỏ.
  • Trứng gia cầm.
  • Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua.
  • Men dinh dưỡng.
  • Ngũ cốc ăn sáng.
  • Đậu nành.

Lưu ý độc tính của vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, do đó, bất kỳ lượng nào không được sử dụng sẽ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thông thường, liều lên đến 1 mg mỗi ngày của một viên thuốc uống để điều trị thiếu hụt vitamin B12 được coi là an toàn.

Không có tác dụng phụ nào liên quan đến lượng vitamin B12 dư thừa từ thực phẩm và chất bổ sung ở người khỏe mạnh.

Xem thêm: 8 công dụng của vitamin B12 đối với sức khỏe.

Nguồn vitamin B12 từ thiên nhiên
Nguồn vitamin B12 từ thiên nhiên

Bé không thật sự thiếu các loại vitamin B do đã nhận được tương đối nhiều từ khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này sẽ giảm đi theo thời gian. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não, các bậc cha mẹ nên bổ sung đầy đủ những vitamin này cho con của mình.

Tuy nhiên, để có được một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp với điều kiện thể chất từng trẻ, các bậc phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về nhi khoa. Việc thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể gây bệnh cho trẻ. Dư thừa vitamin cũng không tốt chút nào vì có một số loại vitamin sẽ làm trẻ bị bệnh, như tiêu chảy, rối loạn tâm thần…

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Vitamins for babies and young childrenhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2083301/

    Ngày tham khảo: 05/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người